CÁCH TA NGHĨ - Trang 375

luôn nảy sinh đòi hỏi ta phải điều chỉnh
lại bản thân để thích nghi, có khi hóa ra
uổng công và nguy hiểm. Ý nghĩ phải
được dành cho cái mới, cái chông chênh,
cái đang có vấn đề. Do đấy học trò cảm
thấy bị căng thẳng đầu óc, cảm thấy bị
lạc lối khi người thầy hướng suy nghĩ
của chúng vào những cái mà chúng vốn
đã quá quen thuộc. Cái cũ, cái cận kề,
cái quen thuộc không phải là cái mà ta
lưu tâm hướng đến, mà là cái ta lưu tâm
mang theo; nó không đem lại vật liệu
cho vấn đề mà đem lại cho giải pháp của
nó.

Câu vừa rồi đưa ta đến sự cân bằng

giữa cái mới và cái cũ, cái ở đằng xa và
cái gần kề, có liên quan tới sự phản tỉnh.
Cái xa hơn cung cấp kích thích và động
cơ; cái gần hơn trong tầm tay thì mang
lại điểm tiếp cận và những tài nguyên
sẵn có. Nguyên tắc này có thể phát biểu
như sau: khả năng suy nghĩ tốt nhất nảy
sinh khi cái dễ và cái khó được giữ tỉ lệ
thích đáng với nhau, cái dễ tương đương
cái quen thuộc, cũng như cái xa lạ đối
với cái khó. Dễ quá mức sẽ triệt tiêu cơ
sở để tra vấn; còn quá khó chỉ làm cho
tra xét trở nên vô vọng.

đến lượt nó, sự chú tâm chỉ có thể được đem lại thông qua cái cũ

Sự cần thiết của việc tương tác giữa

cái gần kề với cái đằng xa đi liền ngay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.