CÁCH TA NGHĨ - Trang 378

không có thực. Chức năng đích thực của
trí tưởng tượng là năng lực nhìn thấy cái
thực tế mà không thể trưng ra trong
những điều kiện cảm nhận trực quan.
Mục đích của trí tưởng tượng là nhìn
thấu những cái đằng xa, cái vắng bóng,
cái bị khuất lấp. Lịch sử, văn học và địa
lý, những nguyên tắc khoa học, không
những thế, thậm chí cả hình học và đại
số, đều có vô vàn nội dung cần phải vận
dụng đến trí tưởng tượng mới có thể
nhận ra, nếu chúng có thể được nhận ra.
Trí tưởng tượng bổ sung và làm sâu sắc
óc quan sát; chỉ khi nào nó hóa thành cái
kỳ lạ khi đó nó mới đóng vai trò thay thế
cho sự quan sát và mất đi sức mạnh
logic.

Kinh nghiệm có được do lưu truyền từ người khác

Ví dụ minh họa cuối cùng cho sự

quân bình cần phải có giữa cái gần kề
với cái đằng xa được nhận ra trong mối
quan hệ có được giữa một bên là phần
kinh nghiệm hạn hẹp của một cá nhân
thu được trong mối quan hệ của riêng cá
nhân đó với người và vật, và một bên là
phần kinh nghiệm rộng lớn của loài
người mà anh ta có thể thâu nhận được
qua giao lưu. Sự truyền dạy luôn song
hành với nguy cơ nhấn chìm kinh
nghiệm tuy nhỏ bé nhưng mang tính
sống còn của người học trò xuống dưới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.