ta không trông thấy, ngửi, nghe hay sờ
nắm được. Khi hỏi người kể chuyện liệu
anh ta đã tận mắt thấy sự việc nào đó
xảy ra chưa, câu trả lời rất có thể là
“Không, tôi chỉ nghĩ thế”. Yếu tố hư cấu
vậy là hiển lộ, khác với việc ghi nhận lại
trung thực bằng quan sát. Điều quan
trọng hơn cả trong những suy nghĩ loại
này là hàng loạt những sự việc tưởng
tượng và bối cảnh, mà với mức độ mạch
lạc nhất định, cài vào nhau trên một sợi
dây xuyên suốt, nằm giữa một bên là
những ý tưởng viển vông đẹp đẽ và bên
kia là những cân nhắc có chủ ý dùng để
thiết lập một kết luận. Những chuyện
tưởng tượng mà trẻ con hào hứng tuôn
ra có đủ mọi mức độ ăn nhập về nội
dung; có chuyện thì đầu voi đuôi chuột,
có chuyện lại ăn khớp với nhau. Khi
được kết nối, chúng phỏng dụ cho ý
nghĩ có phản tỉnh; thực ra, chúng thường
nảy sinh trong những đầu óc có năng lực
tư duy logic. Những chuyện tưởng
tượng này thường xuất hiện trước kiểu
nghĩ tưởng có kết cấu chặt chẽ và dọn
đường cho lối nghĩ tưởng đó.
Ý nghĩ phản tỉnh nhằm vào sự tin tưởng
Nhưng những suy nghĩ này không
nhắm đến tri thức, đến sự tin tưởng vào
các sự kiện hoặc vào sự thật; và do đó
chúng không thuộc vào loại ý nghĩ phản