mắt bao quát nhìn thảo nguyên, ước tính quãng đường đi tới rìa rừng màu
xanh nhạt trải dài bên kia bờ sông Đông.
Cứ thế, bọn chúng rút đi như bầy sói, còn đội kỵ binh của Nhicônca
Côsêvôi vẫn lần theo vết chân phía sau chúng. Vào những ngày hè đẹp trời,
trên các thảo nguyên vùng sông Đông những bông lúa mì đung đưa reo vui
xao xác dưới bầu trời trong suốt. Cảnh ấy có trước mùa cắt cỏ, khi những
sợi râu tơ trên bông lúa mì chắc hạt đen sẫm lại, tựa đám ria mép lún phún
trên khuôn mặt chàng trai mười bảỵ Cây lúa lớn như thổi và vươn cao vượt
cả đầu người. Những người Kadắc để râu ở trong bản khoanh những vạt
ruộng, gieo lúa mạch trên đất sét, trên những đồi cát và
ở ngay mặt đất gần cánh rừng. Chưa bao giờ lúa ấy có thời sinh sôi nảy
nở; từ bao đời nay, một hécta không thu nổi trên ba chục pút thóc, nhưng
người ta vần gieo lúa, vì rượu cất bằng lúa trong hơn cả nước mắt thiếu nữ;
và bởi lẽ xưa nay đều thế cả; đời ông, đời cụ đều uống rượu, nên trên huy
hiệu của dân Kadắc thuộc khu quân quản sông Đông chẳng phải ngẫu nhiên
lại có hình vẽ anh chàng Kadắc say mềm, cởi trần, ngồi trên thùng rượu. Cứ
đến mùa thu, các thôn, bản đều đều say khướt cờ bợ, dân bản lang thang
khắp chốn, những chiếc mũ lông cao chóp đỏ lảo đảo, ngật ngưỡng ở phía
trên những hàng giậu bằng cành liễu cát.
Chính vì thế mà thủ lĩnh của đám phỉ không có lấy một ngày tỉnh rượu,
vì thế mà tất cả đám đánh xe và bọn lính bắn súng máy đều say khướt, ngồi
vẹo sườn trên các cỗ xe ngựa có nhíp, chở súng máy. Đã bảy năm nay, thủ
lĩnh phỉ không nhìn thấy quê hương của mình. Là tù binh Đức, sau đó theo
Vraghen, rồi qua Cônxtanchinôpôn trời oi ả, trại giam giữa hàng rào dây
thép gai, bôn ba trên tàu buôn nhỏ Thổ Nhĩ Kỳ ngâm nước biển mặn nồng
và phả mùi nhựa trét, ẩn náu trong bãi lau sậy ở Cuban, và cuối cùng làm
phỉ.
Thế đấy, nếu nhìn về quá khứ, cuộc đời của gã thủ lĩnh phỉ là như vậy.
Tâm hồn y trở nên chai đá, như những vết móng chân bò tách đôi bên bãi