Trong thâm tâm Ivan Ilich biết rằng ông sắp chết, nhưng không những ông
không quen, mà còn không hiểu, không tài nào hiểu được điều đó.
Ông đã học được một thí dụ về tam đoạn luận trong sách lô-gich học của
Kideveter: Kai là một con người. Mọi người đều phải chết. Bởi thế Kai
cũng sẽ chết. Suốt đời mình, ông tưởng như cái thí dụ này chỉ đúng với Kai
thôi, chứ không hề đúng với ông. Kai là một con người, một con người nói
chùng và điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng ông không phải là Kai và không
phải là một con người nói chung, mà bao giờ ông cũng là một con người
đặc biệt, hoàn toàn đặc biệt, khác tất cả mọi người. Ông là Ivan đối với bố
mẹ ông, anh em ông, với các bác đánh xe, với vú nuôi và sau đó là với
Kachia, cùng với mọi nỗi vui buồn phấn khởi của thời thơ ấu, thời thanh
niên. Có lẽn nào Kai lại chịu được mùi quả bóng ghép bằng da mà Ivan rất
ưa thích! Lẽ nào Kai lại hôn tay mẹ mình như thế và lẽ nào nếp áo lụa của
mẹ cũng sột soạt như thế đối với Kai? Lẽ nào anh ta lại nổi khùng lên vì
món bánh ngọt ở Trường tư pháp?
Lẽ nào Kai lại yêu đương như thế? Lẽ nào Kai lại có thể chủ trì các phiên
tòa như thế?
Đúng là Kai phải chết và anh ta hấp hối là đúng, nhưng đối với mình, Ivan
Ilich với tất cả tư tưởng, tình cảm của mình, đối với mình đó là chuyện
khác. Và không lẽ nào mình lại phải chết. Điều đó khủng khiếp quá.
Ông cảm thấy như vậy.
“Nếu như mình phải chết, như Kai, thì chắc mình phải biết được chứ, chắc
tiếng nói bên trong phải bảo mình chứ, nhưng trong mình không hề cố
những chuyện đó; cả mình và tất cả bạn bè của mình đều hiểu rằng chuyện
đó hoàn toàn không giống như đối với Kai. Còn bây giờ cơ sự như thế đấy!
– ông tự nhủ. – Không có lẽ nào. Không có lẽ nào; nhưng nó lại thế đây.
Thế là thế nào? Làm sao mà hiểu được chuyện đó?”.
Ông không hiểu được và cố gắng xua đuổi ý nghĩ đó, xem nó là một ý nghĩ
sai lầm, không đúng, bệnh hoạn và dùng những ý nghĩ khác, đúng đắn, lành