Viên “thuyền trưởng”, “giáo sư Harkiss” đáng thương thở dài.
“Tôi không thể trở về Anh được. Tôi có một vợ và ba con bên đó.”
Khi ngang qua Hitiau, họ ghé lại ngôi trường của Pavaa. Ông ta
đã dựng trường hội họa và điêu khắc này với mục đích làm tái sinh
nghệ thuật Polynesie.
Trường có chừng ba mươi sinh viên, phần lớn người gốc Trung
Hoa. Họ thường vẽ theo phong cách Gauguin hoặc Rousseau, hoặc vẽ
những đề tài điển hình của nghệ thuật Maori, hầu hết căn cứ trên các
mặt nạ hoặc tượng thần chụp trong cuốn sách của Jean Guiart.
Trước đây, Gauguin đã từng chiến đấu tuyệt vọng để cứu vãn
từng mảnh của nghệ thuật xứ này; giờ đây, sáu mươi năm sau, những
di sản đó đều nằm trong các Viện Bảo tàng ở Mỹ và Âu Châu; còn
Tahiti thì là một vùng đất hoàn toàn trơ trụi về mặt văn hóa. Giờ đây,
hiệu trưởng của trường, Paava, chỉ cung cấp cho thế giới những đồ tái
chế.
Ông ta là một người Maori bự con mà tổ tiên đã đến đây từ Anh
hoặc Serbia. Paava đón tiếp Cohn niềm nở, dầu ông ta vẫn còn run
người vì tủi nhục: ông khám phá ba bức ảnh từ Playboy trong xưởng
vẽ; học trò ông đã lén lút chuyền tay nhau để cóp làm mẫu cho các bài
tập của mình.
“Thế là hết.” Paava phàn nàn. “Làm thế nào mình chờ đợi bọn
chúng nắm bắt được bí mật của nghệ thuật cổ đại Polynesie nếu như
họ cứ xem các ảnh khỏa thân này? Nếu như chúng cứ lấy hứng cảm từ
Playboy, mọi thứ kể như bỏ. Bọn trẻ dường như chẳng còn thèm quan
tâm gì đến di sản văn hóa nữa cả.”
Cohn để Meeva lại nơi xưởng vẽ. Cô ả đang đứng tựa người vào
cửa sổ trong tư thế phiền muộn, khát khao tuyệt đẹp, miệng ngậm một
cuống hoa. Rõ ràng Meeva đang kích thích hứng cảm và khẩu vị của
nghệ thuật cổ đại trước cặp mắt của cậu sinh viên nửa Hoa nửa Maori
đẹp trai, cao lớn khiến cậu này hết còn chú ý nổi đến tác phẩm bằng
gỗ đang tạc dở của mình. Phía sau trường là bãi biển với hàng cọ và