như bất cứ ai ở Tahiti. Có thể nói rằng cái “Thiên đàng trên mặt đất”
đã nhận được nhát cọ cuối cùng cần thiết để chứng minh cho tên gọi
của nó.
Cũng không chắc là sở thú ở Colombia đã nhầm lẫn nguy hại đến
như vậy. Bizien có lý thuyết riêng về chuyện này. Ông ta tin rằng trên
đường tới đây, những kẻ cạnh tranh của ông ở Hawaii đã thay hai con
rắn lành vô hại bằng hai con mamba chết người để phá hoại ngành du
lịch ở Tahiti.
Bizien rời giám mục Tatin và đến gặp Cohn ở Noa Noa. Cohn
nhìn ông ta âu sầu. Y biết ông ta đã thất bại. Bizien chỉ nhún vai. Ít
nhất họ cũng có một điểm chung: cả hai đều khao khát sự hoàn thiện.
Việc phong thánh cho Gauguin sẽ là thành tựu tối thượng đối với ông
chủ của ngành du lịch Tahiti và là một chiến thắng về nghệ thuật
không gì sánh nổi đối với Cohn. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
“Thôi, dẫu sao thì chúng ta cũng đã cố hết sức.” Bizien nói.
Họ ngồi im lặng một lúc lâu.
Cohn đột nhiên hỏi: “Ông đã từng bao giờ ở tù chưa?”
Khuôn mặt đang buồn rười rượi của nhà doanh nghiệp sáng lên.
“Chưa bao giờ. Đó là lý do chính quyền các nước mới sử dụng tôi.
Trước khi phụ trách du lịch ở Tahiti, tôi đã trải qua nhiều năm ở Phi
Châu, đã từng phát hiện tại lục địa này ba nền văn hóa cổ đại mà các
nhà nhân loại học chưa hề biết đến. Cuộc khai quật diễn ra tốt đẹp. Cả
UNESCO cũng hợp tác, nhưng rồi... Không một chuyên gia người da
trắng nào lại dám nói với một nước Cộng hòa Phi Châu vừa mới độc
lập, đang hừng hực lòng tự hào dân tộc rằng họ được tạo ra từ số
không và chẳng có gốc rễ văn hóa nào trong quá khứ cả. Điều này, dĩ
nhiên chẳng tiêu biểu cho Phi Châu chút nào. Ông Cohn ạ, người ta
thường quan niệm rằng mục đích của một tiềm năng của dân tộc cũng
như của người lãnh đạo quốc gia là kiến tạo cho tương lai. Thật ra
không đúng vậy. Cái mục đích của sức mạnh dân tộc là hướng về sự vĩ
đại và vinh quang của quá khứ. Hãy nhìn De Gaulle xem. Ông ấy làm