CÁI ĐẦU TỘI LỖI - Trang 27

Cohn biết rằng y không hề cường điệu trí tưởng tượng. Cuốn

sách Cuộc đời của Paul Gauguin của Perruchot cung cấp nhiều những
chứng cứ vụn vặt khẳng định ý tưởng của y.

Cái lão Chenpillet to như bò mộng ấy đã về sống tại Haute-Saône

cho đến hết đời. Những kẻ ngưỡng mộ người họa sĩ đã khuất từ lâu đó
thường đến thăm viếng cái lão sen đầm về hưu này. Khi có khách đến
thăm, ông cụ già đáng kính sẽ vui lòng kể lại, mặt đầm đìa nước mắt.
“... Họa sư Paul Gauguin, cái con người ngoại hạng ấy, nhà nghệ sĩ bất
hạnh vĩ đại ấy, người mà tôi đã may mắn được biết đến khi còn ở
Marquesas. Ông ấy không giống bất cứ ai tôi đã từng biết đến. Ông ấy
là một nhà tiên tri.”

Còn cái lão sen đầm tàn nhẫn, Claverie, cái ông chú họ của

Verdouillet ấy, thì còn ngưỡng mộ, sùng bái Gauguin hơn nữa. Lão rút
về sống ở Montgaillard trong vùng Pyrénées, mở một tiệm bán thuốc
lá. Và trong tiệm thuốc lá đó, theo Bernard Villaret, “... lão thành kính
chưng bày một hộp thủy tinh nhỏ chứa một tác phẩm điêu khắc nhỏ
bằng gỗ của nhà họa sư mà lão ta đã từng kết án với những lời lẽ độc
địa vốn giờ đây đã thành thần tượng của lão. “Một di sản quý giá” lão
thường nói với khách vừa đưa mắt âu yếm nhìn tác phẩm điêu khắc.

Nếu có một câu nói mà Cohn không thể chịu đựng nổi, thì đó là

câu “nhân tình là thế mà.”

Vào lúc đó, bỗng vị Hoàng đế của ngành du lịch đột nhiên lóe lên

một sáng kiến.

Chính là do nơi bộ râu đỏ, cặp mắt xanh, khuôn mặt nhợt nhạt,

bệnh tật của gã Verdouillet khốn khổ.

“Tôi nghĩ rằng tôi đã tìm ra giải pháp, ông Verdouillet ạ”, Bizien

nói.

Verdouillet chớp mắt, ngờ vực “như thế nào?”
“Ông sẽ đóng Van Gogh.”
“Tuyệt vời” Cohn thán phục.
Bizien hài lòng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.