công bộc bất hạnh của Luật pháp và Trật tự, tức gã sen đầm Charpillet.
Ryckmans có sáu đứa con, và cái ý tưởng rằng một ngày mai kia con
cháu gã sẽ đọc những điều ghê khiếp như thế về ông cha mình làm gã
nổi gai ốc khắp người. Còn cái tên Gauguin tân thời thì nay đang đứng
mặt, hằn học nhìn người sĩ quan cảnh sát. Ryckmans bèn toét miệng
cười và gã cảm thấy đau nhói ở bao tử vì cái cố gắng phản tự nhiên
của mình.
“A, chào Mousieur Cohn. Ngồi xuống đi. Làm một điếu gì xà
nhé?”
Ryckmans cố nhìn Cohn bằng cặp mắt của một người cha nhân từ
và độ lượng. Nỗ lực này làm biến dạng, méo mó hẳn cái hình hài của
gã cảnh sát đến nỗi Cohn thấy muốn chồm tới sửa người gã lại cho
ngay ngắn. Điều làm y không tha thứ cho gã được là nơi bức tường
sau bàn giấy, có 3 bản tranh Gauguin, trong đó có bức Rerioa.
Ryckmans nhẹ nhàng: “Chúng mình nói chuyện thẳng thắn với
nhau nhé.”
“Thì nói cha ra đi.”
Ngày 27 tháng Năm, sáu mươi lăm năm trước đây, người tiền bối
của Ryckmans là thượng sĩ sen đầm Jean-Pierre Claverie, đã đánh một
đòn tối hậu lên con người bệnh tật và suy sụp sống trong Ngôi nhà
Hoan lạc. Tự tay Claverie kết án Gauguin 3 tháng tù ở và phạt 50
franc về tội viết thư nhục mạ y ta là nhân viên công lực đang thi hành
nhiệm vụ. Và tính chất không thể tha thứ của toàn bộ cái vụ việc đáng
xấu hổ này là việc nhà cầm quyền đã yêu cầu Clavierie, bên nguyên
đơn, đứng ra làm người buộc tội.
“Ông Cohn này, đến lúc chúng ta nên hòa hoãn với nhau.”
“Anh thừa biết rằng các quan tòa của cái tòa án khốn kiếp của các
anh đúng ra không có quyền chỉ định người buộc tội. Khi trao cho tên
Claverie, tiền thân của anh 65 năm về trước, làm công việc đó, thì rõ
ràng là phát xít chứ không gì khác hơn cả. Tôi bảo cho anh biết, tôi có
bạn lớn ở Paris. Còn người đại diện bán tranh cho tôi, Vollard và De