Đến hôm nay, chàng lại bảo: “Anh đã nói rồi, anh không muốn ai
bàn chuyện hàng hóa, buôn bán trong cái nhà này. Em muốn bàn bạc ở
đâu tùy em. Tại các văn phòng công ty, tại cửa hiệu hay quán giải khát
nào cũng được, miễn không phải ở đây! Em nhớ rằng đã mang danh
hiệu cao quí phu nhân Guinchamp thì... “
Chính câu đó làm nàng điên tiết. Danh hiệu cao quí Guinchamp!
Bà mẹ René không đào mỏ mấy cô gái nhà giầu thì lấy đâu ra sự “cao
quí” của cho Guinchamp.
- Mà một cái bắt tay, một nụ cười niềm nở và một câu chào lịch
sự thì có gì mà không thể làm được? - Stephanie rầu rĩ nói.
- Xin phép bà chủ tôi xin nói thế này. Bà chủ có lý thì ông chủ
cũng có lý. Mọi người đều có lý hết. Tuy nhiên Bắc cực và Nam cực
không bao giờ đến với nhau. Riêng tôi thì bà chủ hãy tin rằng tôi thi
hành mọi điều bà chủ yêu cầu và các vị khách đó tôi sẽ tiếp họ chu
đáo: cà phê, trà, nước ngọt, bánh trái... tất tất đều có đủ.
Trong lòng Stephanie lại trào lên nổi căm giận René! Vì tình yêu
nàng, tại sao chàng không thể bỏ ra năm phút “quí giá”, chào hỏi
khách để chiều vợ? Trong khi nàng từng đã dám bỏ cả gia đình để theo
chàng ra chiến trường, sẵn sàng chịu dựng bao nỗi gian truân ở
Dobroudja. Alma, ở Sebastopol? Đến đây nàng chợt nghĩ đến Boris!
Boris! Đến nay nàng vẫn luôn, nghĩ đến chàng. Chàng là tình yêu
không gợn sóng mây, tình yêu của tình yêu. Trong thời gian cuộc triển
lãm thương mại ở Paris, Boris đã quan tâm đến công việc của nàng.
Chàng đã tính sẽ trở lại Paris để nghiên cứu những kinh nghiệm trong
hoạt động kinh doanh của nước Pháp. Boris là người thật sự hiểu
mình. Stephanie thầm nghĩ, chàng chịu nghe những lời khuyên của
nàng. Boris vêrr nàng tuyệt đối, nhưng rồi... chiến tranh, cuộc bao vâv
Paris, cái chết của Agnès, René tự do và nàng lấy René! Hoàng thân
Boris Petrovitch Biotsky và quận chúa Nalasa vợ chàng đã gửi thư
chúc mừng đám cưới Stephanie. Nhưng nàng cũng nhận được một lá
thư của Boris mà nàng vẫn còn giữ, một lá thư tuyệt diệu...