CÁI TÔI VÀ CÁI NÓ - Trang 103

Huyền thoại Oedipus được Sophocles trình bày mạnh mẽ và sống động
trong một bi kịch HyLạp thế kỷ 5, nhưng nó đã tiếp tục chiếm giữ trí tưởng
tượng con người phương Tây qua suốt những thế kỷ sau đó. Lévi-Strauss
cũng sử dụng nó trong hỗ trợ lý thuyết của ông về phân tích cấu trúc của
những thần thoại. Câu chuyện đó rất phổ thông trong cổ điển HyLạp, được
khắc vẽ trên những bình lọ cổ. Một trong những bức vẽ này cho thấy con
quái vật Sphinx, hoành hành khủng bố dân chúng ở thành Thebes, vào thời
điểm đó, một lần đã thách mọi người, trong đó có Oedipus một câu đố. Chỉ
bằng cách trả lời câu đố này, Oedipus mới có thể vào thành Thebes và tiếp
tục hành trình tìm kiếm sự thật về đời ông. Câu đố chỉ là một phần nhỏ của
câu chuyện Oedipus là một người có định mệnh xếp đặt không thể tránh
khỏi là mang số phận phải giết cha và kết hôn với mẹ của mình. Tuy nhiên,
với Freud, câu đố có liên quan với con người – là một con vật với những
giai đoạn phát triển nó phải trải qua trong đời, và cũng như Oedipus, chúng
ta thường mù lòa trước những hành động của chính mình.

Mặc cảm Oedipus được xem là dấu hiệu văn hoá đặc biệt của Freud, trong
tập The Ego and the Id này, được ông dẫn lại khi trình bày nguồn gốc của
ego và superego.

4
Chúng ta biết được những gì về chúng ta?

a. Con người là một sinh vật vô lý hơn là hữu lý.
Cho dù là chủ nghĩa duy lý hay duy vật, tất cả những khái niệm về việc học
tập của con người trước đây nhìn thấy nó như là một quá trình qua lại giữa ý
thức với môi trường bên ngoài. Về phương diện hành vi ứng xử. Ít nhất
Freud đã xoay tiến trình học tập và phát triển từ bên trong ra bên ngoài. Sự
phát triển của hành vi con người được những xung lực nội tại xem dường vô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.