lý thúc đẩy từ bên trong, và cũng bị kiểm soát bởi sự đàn áp của những xung
lực tự nhiên bản năng này. Lý thuyết của Freud về đàn áp bản năng và dồn
nén có thể giải thích rất nhiều về hành vi của con người bình thường, không
chỉ những chứng rối loạn thần kinh. Con người duy lý tìm kiếm sự hiểu biết
cao hơn về những chân lý phổ quát như đã các triết gia từ Plato đến
Descartes vẽ ra, nay đã nhường chỗ cho một sự hiểu biết mới về con người
vô lý, không hợp lý, con người bị thúc đẩy bởi những sức mạnh mà chính
cái -Ta, ego của hắn, cũng chỉ có một kiểm soát giới hạn.
b. Thăm dò và Phân tích Nội tâm
Thay vì tìm kiếm sự hiểu biết con người thông qua việc theo đuổi những lý
tưởng phổ quát, như các triết gia duy lý; hoặc qua một hữu thể tối cao, như
gót trong các tôn giáo Abraham. Những cái ta cá nhân - những ego - có thể
trở nên tự nhận thức về chính mình thông qua một quá trình xem xét và phân
tích tâm lý. Mục đích chính của phân tâm học là để thăm dò những độ sâu
của vô thức. Thường thường với trợ giúp của một ý sĩ đóng vai hướng dẫn.
Một quá trình tháo gỡ những liên kết (free association) để khuyến khích
những cá nhân nói bất cứ gì mà đột nhiên đến với não thức, được xem là cho
phép những suy nghĩ và những cảm xúc trước đây bị áp chế, bị dồn nén, bị
xua đuổi nay có thể trồi lên xuất hiện trên mặt nổi của ý thức. Freud tin rằng
phương pháp này sẽ không chỉ dẫn đến sự hiểu biết về não thức cá nhân, mà
còn cho phép những khám phá lớn lao hơn, trong kiến thức khoa học về
những hoạt động của não thức con người. Thực tế là những dữ liệu phân tích
tâm lý là hoàn toàn chủ quan, và do đó không thể kiểm chứng trong một
chiều hướng khoa học. Như một người đi câu cá, cuối cùng sẽ chỉ thấy cá,
nhà phân tâm cuối cùng nếu thấy sẽ chỉ tìm thấy những gì ông muốn tìm. Vì
vậy, tâm lý chiều sâu không bao giờ có thể là một khoa học khách quan.
Nhưng là khoa học hay không, nó đã chiếu những ánh sáng mới và làm sáng
tỏ hơn về não thức con người.
c. Những tác động của Vô thức