trong lĩnh vực tâm lý học, chỉ kể một thí dụ nổi bật là trường hợp Carl
Gustav Jung (1875 –1961).
Jung và Vô thức tập thể
Jung vốn một thời đi cùng đường với Freud, nhưng Jung là người đặt câu
hỏi về uy quyền của “lý thuyết về tình dục” và đã tách ra khỏi Freud. Ông
đưa ra lý thuyết vô thức tập thể (collective unconscious), mẫu người hướng
nội, hay hướng ngoại là thuật ngữ của ông (introvert, extrovert). Cuối cùng,
Jung dựng một trường phái tâm lý mới của riêng mình, với một cái nhìn
rộng hơn về libido - ham muốn tình dục và ảnh hưởng của nó trên hành vi
của con người. Jung thấy libido như là một năng lực sống đầy sức sáng tạo,
có khả năng được đầu tư theo những chiều hướng khác nhau, vào tôn giáo,
hay nghệ thuật chẳng hạn. Đối với Freud, vô thức là vùng sâu thẳm đen tối
của não thức, đầy những chất liệu ấu trĩ bị xua đuổi, áp chế. Đối với Jung,
nó đầy những sức mạnh huyền bí đem cho sự sống. Nó là kết nối của chúng
ta với những suối nguồn của cuộc sống.
Jung thấy vô thức có hai phần - một lớp cá nhân và một lớp vô thức tập thể,
lớp này được thừa kế chung cho tất cả nhân loại và gồm những mẫu thức
(archetypes). Vô thức tập thể là nguồn gốc của khả năng của chúng ta để
tượng trưng hóa cho những tình huống phổ quát của con người. Những mẫu
thức là những nội dung của vô thức tập thể, đã cung cấp cơ chế để tạo ra
những huyền thoại, nghệ thuật, những hệ thống tôn giáo, chúng giải quyết
những băn khoăn muôn thuở của con người, trong đó có cái chết.
Ảnh Hưởng sâu rộng, đặc biệt trong văn hóa, nghệ thuật
“(Psychoanalysis) can be applied to the history of civilization, to the science
of religion and to mythology, no less than to the theory of the neuroses, ...
What is aims at and achieves is nothing other than the uncovering of what is
unconscious in mental life.” (Introductory Lectures on Psychoanalysis).