Ví dụ, những nhà bệnh lý học khẳng định rằng không có kết nối có thể được
rút ra từ những sự kiện hay biến cố xảy ra trong thời thơ ấu và chứng loạn
thần kinh hay những chứng bện tâm lý khác ở người lớn, hoặc thậm chí là
khuynh hướng tình dục của người lớn. Kết quả là, nhiều những luận văn của
Freud mất đi ý nghĩa giải thích trong thời đại của nó. Những nhà thần kinh
học, chẳng hạn như Edelman, thông báo cho chúng ta rằng ký ức con người
nên được hiểu trong những điều kiện của tính dẻo dai và do đó những gì
Freud coi như não thức bị áp chế thì có thể đúng hơn xem như quan sát một
não thức được tổ chức, dàn xếp lại những chức năng và những kỷ ức của nó.
Tuy nhiên, khi nhìn Freud trong triết học, chúng ta chuyển sang một lãnh thổ
khác.
Ở đây, con người cố gắng hiểu chính mình và lẫn nhau, thế nên sự hiểu biết,
phân tích và kết quả không bao giờ có thể là khách quan. Hãy cứ làm thử,
một người – dù là ai - luôn luôn sẽ ít nhiều rút lui vào chủ quan của mình,
hiển nhiên vì đây là chỗ dựa vững chắc duy nhất một người có thể có được.
Bằng cách này, chúng ta chỉ có thể hiểu Freud là đúng sự thật đến đâu trong
những mức độ mà trong đó mọi người tự tìm thấy những gì ông nói có ý
nghĩa với cuộc sống nội tâm, trong não thức của riêng họ.
Tôi nghĩ rằng Freud nên được hiểu như là một nhà tư tưởng cách mạng triệt
để, cách mạng từ gốc rễ, ông đã nâng cao nghi ngờ về những hoạt động của
não thức chúng ta, trên nhiều những vấn đề đã được Nietzsche và
Schopenhauer đặt ra, và chỗ đứng của ông trong tư tưởng nhân loại không
chỉ là một y sĩ, một nhà tâm lý, hoặc nhà khoa học, nhưng là một nhà tư
tưởng vĩ đại. Freud đã thành lập một triết lý văn hóa, triết lý về bản chất con
người, giúp chúng ta tự khám phá chính mình. Ông đã để lại một triết lý về
đời sống (Lebensphilosophie), ông đi vào văn hóa bình dân, phổ thông
(popular culture) –đem cho chúng ta từ ngữ mới và giá trị phán đoán mới đi
kèm với chúng. Ông đứng cùng hàng với những triết gia duy lý Đức, từ
Kant, qua Fichte, Schelling, đến Hegel. Chỉ khác với họ là ông đưa ra một