trong những điều kiện cấu trúc của não thức – phản đề giữa Ego chặt chẽ và
cái bị đàn áp vốn được tách rời từ nó [12].
Đối với khái niệm của chúng ta về vô thức, tuy nhiên, những hậu quả của
khám phá của chúng ta thậm chí lại còn quan trọng hơn. Những xem xét
động lực là nguyên nhân khiến chúng ta thực hiện sự điều chỉnh đầu tiên của
chúng ta; thị kiến sâu sắc của chúng ta vào trong cấu trúc của não thức dẫn
đến điều chỉnh thứ hai. Chúng ta nhìn nhận ra rằng Ucs. không trùng hợp
với những gì bị dồn nén, đàn áp; điều vẫn là đúng rằng tất cả những gì bị
dồn nén, đàn áp là Ucs., nhưng không phải tất cả những gì là Ucs. là bị đàn
áp. (Nhưng có) một phần của Ego nữa, và Trời biết một phần quan trọng đến
như thế nào - có thể là Ucs, chắc chắn là Ucs. Và Ucs. này thuộc về Ego
không phải là tiềm ẩn như Pcs., vì nếu như nó đã là thế, nó không thể được
kích động mà không trở thành Cs., và tiến trình làm cho nó có ý thức sẽ
không gặp phải những khó khăn lớn như vậy. Khi chúng ta tìm thấy chính
mình do đó phải đối mặt với sự cần thiết của giả định một Ucs. thứ ba, vốn
nó không bị đàn áp. Chúng ta phải thừa nhận rằng những đặc tính của vô
thức bắt đầu mất đi ý nghĩa đối với chúng ta. Nó trở thành một phẩm chất
mà có thể có nhiều ý nghĩa, một phẩm chất mà chúng ta không thể, như
chúng ta nên hy vọng để làm thế, làm cơ sở cho những kết luận sâu rộng và
không thể tránh đươc. Tuy nhiên chúng ta phải đề phòng cẩn thận khi bỏ qua
đặc điểm này, vì thuộc tính của tính cách là hữu thức hay không hữu thức,
thì trong phương sách cuối cùng của một ngọn đèn hiệu dẫn đường giữa đen
tối của tâm lý học chiều sâu.
Lê Dọn Bàn tạm dịch
[1] Conscious: ý thức, hữu thức (hữu ý thức -
有意識); unconscious: vô thức
(vô ý thức:
無意識). Khi chúng ta nói một ai ý thức về một điều gì đó – có
nghĩa là một ai có ý thức về một điều gì đó. Cũng đồng nghĩa với hữu thức,
vậy hữu thức và đối lập của nó là vô thức là hai trạng thái tâm lý, hay não