Conscious: (Cs. , das Bewusste): Ý thức: Nội dung thực sự của sự nhận
biết; đó là những gì một người có ý thức về chúng tại một thời điểm nhất
định nào đó. Hiểu theo cách của Freud khi ông nói về “hữu thức” hay “có ý
thức” thì tương tự như những nhà tâm lý học về nhận thức gọi là có chú ý
(attention).
Preconscious: (Pcs., das Vorbewusste): Tiền-ý thức: Toàn thể tập hợp gồm
nội dung của não thức vốn hữu thức có thể tiếp cận được, nhưng không nằm
trong vùng có ý thức trực tiếp trong một thời điểm nhất định nào đó. Nó có
thể được mô tả là vô thức, nhưng không bị những rào cản tâm lý ngăn chặn,
hay không bị đàn áp dồn ép. Đôi khi Freud so sánh sự chú ý có ý thức với
một tiến trình giác quan, và tiền-ý thức như đa số lớn rộng gồm những chất
liệu vốn giác quan của hữu thức không hướng về chúng. Tiền-ý thức, trước
đây vẫn dịch là tiềm thức, như thế cõ lẽ không đúng với Freud, vì tiềm thức
được hiểu như phần nằm giữa hữu thức và vô thức, phần này cũng được xem
như gần với hữu thức, đó là phần chìm dưới nước - sát gần với phần nổi trên
mặt nước, hữu thức. cái nhìn đó có tính cách định vị trí, không phải như
Freud muốn chúng ta hiểu – chúng là những gì vốn đã là ý thức, nhưng nay
không còn chú ý đến, nên không nằm trong vòng ý thức nữa, nhưng chúng
có thể trở nên có ý thức bất cứ lúc nào chúng ta muốn. Như vậy Freud nói về
tiến trình thời gian hơn là phân bối vị trí cấu trúc.
Unconscious: (Ucs., das Unbewusste): Vô thức là những tiến trình não thức
mà ý thức không tiếp cận được bằng những phương tiện trực tiếp. Nghĩa là
quay chú ý về chúng. Sự hiện hữu của chúng phải được diễn dịch từ những
khoảng cách trong hữu thức, triệu chứng, giấc mơ,.. v.v. Nhưng vô thức –
tuy chúng ta không “biết” nhưng được xem là năng động, không phải chỉ là
mô tả tĩnh. Động vì nội dung của nó bị cản trở, che dấu không hiện ra với ý
thức vì sự dồn nén, đàn áp.
[8] Psychoid: Nguyên lý sống: chỉ nguyên lý về sự sống, nguyên lý này
được giả định là đứng sau, điều khiển tất cả những sinh hoạt ứng xử của một
sinh vật sống.