[2] [Điều này đã được bàn luận rất dài trong phần thứ hai của “The
Unconscious” (19153), Standard Ed., 18, 173-6.]
[3] [‘The Unconscious’. Ibid., 201 ff.]
[4] Cảm giác (Sensation): phần kết quả của tiến trình cảm nhận từ mội
trường quanh ta qua những giác quan: sờ, nếm, nhìn, nghe và ngửi. Dữ kiện
giác quan này được chuyển vào não bộ, trong dạng thức nguyên thô – và
nhận thức là tiến trình tiếp theo để xếp đạt và phân giải, diễn dịch những dữ
kiện giác quan thô sống này – chúng có ý nghĩa gì với ego - ở đây.
Dĩ nhiên – cảm giác cũng hết sức chủ quan – chúng ta chỉ thu nhập một số
những dữ kiện bên ngoài nào đó – hay giác quan chỉ có khả năng hoạt động
với một số dữ kiện nào đó; thí dụ chúng ta nhận nhưng không “biết” có tia-
x, những luồng sóng điện, hay ngay cả những vi trùng bò đầy trên da chúng
ta. Nghĩa là có một khối rất lớn những dữ kiện giác quan quanh chúng ta,
nhưng không bao giờ được phân giải, nhận biết. Chúng ta hầu như “mù tịt”
về thế giới quanh ta. Chỉ những gì liên hệ với như với sống còn trước mắt là
được tiếp nhận và phân tích tức thời – như nhiệt độ trong phòng, độ sáng,
tiếng ai nói, còi tàu nghe từ xa, hay mùi thức ăn thơm hay rác hôi thối.
Khi tưởng tượng một con chó săn, hay một con diều hâu, một con chim bói
cá với chúng ta; sẽ thấy ngay sự khác biệt, chủ quan trong cảm giác con
người. Trước cùng cảnh vật, đối tượng, chúng ta không nhìn, nghe, ngửi,
thấy như chúng, và ngay cả giữa chúng ta, chúng ta cũng rất khác biệt từ
người này qua người kia.
Nhận thức (Perception): tạm hiểu là cách thức chúng ta diễn giải những cảm
giác này, tìm, nhận, hay gán ý nghĩa với những gì chúng ta có cảm giác
quanh ta, cả hành trình là cảm nhận. Cảm từ giác quan, rồi lên não bộ, nhận
ý nghĩa của chúng đối với ta, ở đó.
[5] Engram hay memory-traces
[6] Cathexis: nói chung – nguyên nghĩa là sự tập trung năng lực, nghị lực,
kết tập năng lực (tinh thần )vào một đối tượng hay một ý tưởng (từ Greek -
kathexis) do James Strachey dùng để dịch từ “Besetzung” trong tiếng Đức.