- vì lấy một từ cũ, đằng sau nó có rất nhiều gia tài ý nghĩa, để chỉ một khía
niệm mới, và phải thêm thắt, ghép từ để cố chỉ khái niệm mới này; chi bằng
chúng ta mượn quách từ gốc – chúng đã có những ý nghĩa phổ thông chung
từ trước, không hoàn toàn sát với ý nghĩa những khái niệm tâm lý của Freud,
mặc dù chúng ta đã nhấn mạnh qua cách gán thêm từ “cái” (cái-Ta). Đặc
biệt, từ “ngã” trong ngôn ngữ Việt phổ thông có một nội dung hết sức Phật
học, đậm màu Thiền - không thể và không nên lẫn lộn với Freud..
Ngay cả “thức” trong “ý thức, tiền-ý-thức, vô thức” cũng có nguy hiểm nếu
lẫn lộn với “thức” trong Phật học (“Thức” trong Ngũ uẩn – sắc, thọ, tưởng,
hành, thức – và năm thức cùng ba thức đặc biệt (Ý-thức - Mạt-na-thức - A-
lại-da-thức) trong Duy thức học).
Thế nên, sau cùng và tránh những nhầm lẫn khái niệm, và cũng gọn ghẽ nhất
là – như Jacobson – hãy vay mượn – và hãy vay thẳng từ gốc – khi chúng ta
nói “Ego của anh chàng này lớn quá” – chúng ta hiểu ngay là muốn nói về
cái-Ta của ai đó hiểu theo nội dung của Freud (bản năng, dục vọng, vô thức,
dồn nén,..), khác với nếu như chúng ta nói “bản ngã của anh chàng này lớn
quá”, và ngay cả nếu có nói “cái-Ta của anh chàng này lớn quá” – cũng
không hẳn đã tương đương với “Ego của anh chàng này lớn quá” - dĩ nhiên,
cũng còn tùy ngữ cảnh.
Trở lại với giải thích dẫn trên của Freud, ông đã mượn từ này của Georg
Groddeck's (1923). Trong The Book of the It, Groddeck định nghĩa nó như
sau: “Tôi giữ quan điểm rằng con người thì bị làm cho sinh hoạt, được sống
động bởi cái-Không-biết, rằng có ở trong hắn một “Es”, một “It”, ‘cái-Đó”,
dăm sức mạnh kỳ diệu, chúng điều khiển cả những gì tự hắn làm, và những
gì xảy ra với hắn. Câu xác định “tôi sống” chỉ đúng với điều kiện nào đó, nó
diễn tả chỉ một phần nhỏ và bề mặt nông cạn của nguyên lý nền tảng, “Con
người thì sống bởi cái-Đó” – ‘Man is lived by the It’.” (Groddeck,
1923/1961, p. 11).