Khái niệm rằng chúng ta có kinh nghiệm sống như một ai đó khác sống, hơn
là chính mình sống, những xung lực xâu xa nhất về tình dục và gây hấn
hung hãn của chúng ta – và liên kết của chúng với những hình ảnh ký ức,
với dòng chảy của lời nói và hành động, và với sắc màu nhịp điệu tổng quát
của nhân cách chúng ta – lafddungs ở trung tâm của tâm lý học của Freud.
Thỏa luận hay nhất của chính ông tìm thấy trong New Introductory lectures
on Psychoanalysis (1933) – qua đó ông tóm lược mục đích của phép chữa
bệnh tâm lý – và thực sự của tất cả phát triển nhân cách lành mạnh – với
cách nói dí dỏm nhưng gợi suy nghĩ – “Chỗ nào đã có id, chỗ đó sẽ có ego”-
“Where id was, there shall ego be” (Wo Es war, soll Ich werden, literally
“Where it was, I shall come to be”).
Câu nổi tiếng này “Chỗ nào đã có id, chỗ đó sẽ có ego” – đã được nhắc nhở
nhiều, và nhiều khi vượt ra ngoài khỏi Freud. Theo hướng dó, nếu chúng ta
gắn nó với một nội dung Phật học – và hiểu theo chính Freud – id như chủ
yếu là hồ chứa những bản năng vô thức – như libido, bản năng sống – có thể
xem là tương đồng với những chấp, vọng của con người, hay đơn giản là
dục vọng - câu phát biểu dó có thể diễn dịch là “chỗ nào xuất hiện dục vọng,
chỗ đó có sinh linh”– và cũng hiểu là có những tự-ngã luân hồi mãi mãi.
[23] [So sánh với giản đồ hơi khác một chút ở gần cuối Bài giảng 21 của tập
New Introductory Lectures (1933a). Một giản đồ hoàn toàn khác trong The
Interpretion of Dreams (1900a), Standard Ed., 5, 541, và tiền thân của nó
trong một lá thư gửi cho Fliess – Dec/6/1896 (Freud, 1950a, Letter 52) vốn
quan tâm với chức năng cũng như cấu trúc.]
[24] Instinct: Như những sinh vật sống, con người có những nhu cầu sinh
học (muốn ăn, muốn tái tạo bản thân mình). Những bản năng là những xung
lực ở bên trong, phát ra như - cơn đói đòi ăn, như thúc dục sinh lý muốn làm
tình, và chúng đưa con người bằng mọi cách đi đến thực hiện thỏa mãn