một người có thể bị đột ngột thay đổi trong một thời gian ngắn. Những thay
đổi vật lý trong cơ thể được gọi là những co giật động kinh (epileptic
seizures). Bệnh động kinh do đó xuất hiện bên ngoài như một rối loạn co
giật. Một người có thể lên cơn co giật nhưng không bị động kinh.
[12] [Cf. bài nghiên cứu sau này của Freud về chứng ngất xỉu động kinh của
Dostoevsky (1928b)]
[13] Regression: thoái bộ - một sự rút lui hay quay trở lại một trạng thái
(tâm lý - kém phát triến, kém tiến hóa hơn) trước đó.
[14] [Freud trở lại điểm này trong Inhibitions, Symptoms and Anxiety
(1926d), S.E., 20, 114; I.P.L., 28, 28.]]
[15] Ambivalence: sự mâu thuẫn tâm lý - vừa yêu vừa ghét
[16] Constitution: ở đây hiểu như tất cả những cá tính và khuynh hướng,
trong cơ thể lẫn tinh thần, mà mỗi các nhân đem vào đời sống từ khi được
sinh ra. Nó là những phần trong cá nhân có tính bẩm sinh, di truyền hay do
di truyền quyết định.
[17] [Về những gì tiếp sau, xem bàn luận sớm hơn trước đó về sự quan hệ
giữa yêu và ghét trong “Instincts and their Vicissitudes” (1915c – cũng như
chương V và VI của Civilization and ít Discontents (1930a)]
[18] Neuroses: những chứng nhiễu loạn thần kinh, nhưng người bệnh vẫn
còn biết mình là ai, nhận thức được thực tại. Xem chú thích trước về những
chứng nơ-rô và psy-cô.
[19] Persecutory paranoia - Đây là loại phổ biến nhất của chứng paranoia,
trong chứng này, người bệnh tự khiến mình tin rằng tất cả những người
quanh mình đều là kẻ thù, đều muốn hãm hại và có khi muốn giết mình.
Trong loạn tưởng, những người vốn đã có tính khí hung hãn, gấy hấn,
thường quay sang thành những kẻ giết người nguy hiểm.
[20] [Xem chú thích chương trước ]
[21] component instincts: những bản năng cấu thành – là từ của Freud dùng
để chỉ bất kỳ một trong những thành tố khác biệt nào, khi chúng hợp với
nhau, và tổ chức trong những cách thức đặc biệt để đem lại hình dạng cho