Chúa Con cùng một lúc. Khỏi phải nói Chợ Gỗ, Chợ Than vả Chợ Cỏ Khô
đã tan thành khói. Phố Bánh Mì, lò và bánh chia lửa với nhau. Phố Bình
Sữa, sữa tràn ra ngoài. Chỉ riêng toà nhà của hãng bảo hiểm cháy, thuần tuý
vì lý do tượng trưng, là không chịu bốc cháy... ” Những dòng không mảy
may bị lụy, nhưng qua đó ta vẫn thấy rõ Danzig là nỗi đau của Günter
Grass. Như vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội dần dà chỉ còn lưu lại trong tranh của
Bùi Xuân Phái, Danzig giờ chỉ còn sống trong tác phẩm của Grass. Ước
nguyện ‘‘trở thành ký ức và không để cho quá khứ chấm dứt” đã thôi thúc
ông viết cả một Saga ba bộ về Danzig mà Cái Trống Thiếc là phần đầu - hai
phần sau là Mèo và Chuột (1961) và Những Năm Chó (1963). Và có lẽ nỗi
đau mất quê hương ấy cũng là nguyên do khiến Grass luôn bị ám ảnh bởi
mô típ trốn chạy và truy đuổi: mở đầu và kết thúc Cái Trống Thiếc đều là
một cuộc đào tẩu và lùng bắt. Nét chủ đề ấy còn trở lại cả trong cuốn sách
mới nhất của ông nhan đề Im Krebssgang (Đi Như Cua).
Cái Trống Thiếc, vào thời điểm nó ra đời, còn là một cú sốc thi pháp. Tác
giả chở “những ngụ ngôn đen” của mình trên một bút pháp vừa hoạt bát
phóng túng vừa đắp ắp liên tưởng, cuồn cuộn những sóng chữ nghịch nhỉ,
chói màu, xứng đáng với Rabelais. Một cách táo bạo đầy hiệu quả, nhà giả
kim Grass đã hoà trộn các cấp độ ngôn ngữ - từ phong cách Kinh Thành
đến các ăn nói bình dân đầy biệt ngữ tục tĩu, các yếu tố ba - rốc, huyền
hoặc, xuất biểu, siêu thực, xoay quanh những hình ảnh “cao áp” (nếu có thể
nói vậy) với dung lượng kịch tính và tượng trưng cực đại (đám lươn lúc
nhúc trong đầu một con ngựa chết, những tầng váy của bà ngoại Anna...).
Và đằng sau cái giỡn cợt, bao giờ cũng là một chân lý cay dắng, về phương
diện này chương Hầm Hành là một mẫu mực đầy liên tưởng xã hội - triết
học. Khách đến cái tiệm đặc biệt này là những người có những tâm sự đau
buồn nhưng lại mất khả năng khóc, nên phải nhờ cậy hơi cay của hành để
trút vội nỗl lòng qua nước mắt. ”Không, không phải hễ tim đầy tràn thì tất
yếu mắt phải lã chã giọt châu, một số người không bao gờ nhỏ được một
giọt nước mắt, nhất là ở thế kỷ của chúng ta, cái thế kỷ mà bất luận mọi đau
buồn và thống khổ, chắc chắn sẽ bị hậu thế coi là thế kỷ ít nước mắt nhất