CÁI TRỐNG THIẾC
CÁI TRỐNG THIẾC
Günter Grass
Günter Grass
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Niobe
Niobe
Năm 1938, thuế hải quan tăng lên và biên giới giữa Ba Lan và thành phố
tự do Danzig tạm thời bị đóng cửa. Bà ngoại tôi không thể đáp chuyến tàu
trên đường ray hẹp bề ngang để đến chợ Langfuhr hàng tuần và phải đóng
quầy hàng ở đó. Nói cách nào đó, bà phải ngồi trên đống trứng của mình mà
chẳng hề muốn ấp. Ngoài cảng, cá trích bốc mùi tanh lên đến tận trời, hàng
họ chất đống và các nhà chính khách họp mặt, đi đến thỏa thuận. Trong khi
đó, anh bạn Herbert của tôi, thất nghiệp, nằm trên đi-văng, bất bình với bản
thân, và nghiền ngẫm những rắc rối của mình.
Tuy nhiên, làm cho thuế quan thì có lương và có cái ăn. Có đồng phục
xanh để mặc và có một đường biên giới đáng để giữ gìn. Herbert không đi
làm cho sở thuế quan, cũng không muốn làm bồi bàn nữa, anh chỉ muốn
nằm trên đi văng mà ngẫm sự đời.
Nhưng đã là đàn ông thì phải làm việc. Và không chỉ riêng Mamăng
Truczinski nghĩ vậy. Mặc dầu bà bỏ ngoài tai lời khẩn cầu của Starbusch
xin bà thuyết phục Herbert trở lại hầu bàn ở Neufahrwasser, bà vẫn nhất
quyết đẩy anh ra khỏi cái đi-văng ấy. Bản thân anh cũng mau chóng chán
ngấy cái căn hộ hal phòng, những suy ngẫm của anh trở nên hoàn toàn hời
hợt, rồi một hôm, anh bắt đầu soi dõi mục Tuyên Người Giúp Việc trên tờ
Neueste Nachrichten và thậm chí, cực chẳng đã, trên cả tờ Vorposten (Linh
Gác) của bọn Quốc Xã nữa.
Tôi những muốn giúp anh. Lẽ nào một người như Herbert lại phải kiếm
một công việc khác với nghề nghiệp thích hợp của mình ở khu ngoại ô cảng
này? Lẽ nào anh lại bị đẩy đến nước phải đi bốc vác, làm việc vặt, chôn cá
chết? Tôi không thể hình dung Herbert đứng trên những bến sông Mottlau