chán ngấy sự hiện diện của một pháo đài giữa thành phố của mình. Người
Ba Lan tiếp quản và mọi sự không vì thế mà xấu đi. Ông vua đạt được kết
quả đó là Kazimierz, mang danh hiệu Đại Đế, con trai của Wladyslaw Đệ
Nhất. Rồi đến Louis của Huhggari và sau Louis là con gái ông, Jadwlga.
Nàng lấy Jagello của Litva, người sáng lập triều đại Jagellon. Sau
Wladyslaw II đến Wladyslaw III, rồi một Kazimierz khác; ông này thiếu
nhiệt huyết thỏa đáng, tuy nhiên trong mười ba năm trường, đã vung phí
tiền bạc quý giá của các thương gia Danzig để tiến hành chiến tranh với các
Hiệp sĩ Tơ-tông. Mặt khác, Jean Albert phải để mắt hơn đến bọn Thổ. Kế vị
Alexander là Zygmunt starý, hay còn gọi là Sigsmund-gà. Trong giáo trình
dậy sử, sau chương về Sigsmund Augustus, là chương về Stefan Batory mà
người Ba Lan thường thích lấy tên đặt cho các tàu xuyên đại dương của
mình, ông này bao vây và nã đại bác vào thành phố trong bao lâu có trời
biết - xem sách giáo khoa - mà vẫn không chiếm được. Rồi đến người 'Thuỵ
Điển cũng vậy. Họ đâm khoái bao vây thành phố này đến nỗi họ lặp đi lặp
lại vở đó nhiều lần nữa. Cùng thời gian ấy, Vịnh Danzig cũng trở nên rất
nổi tiếng đối với người Hà Lan, người Đan Mạch và người Anh, và một số
trong những thuyền trưởng các nước ấy trở thành anh hùng biển cả chỉ vì đã
tuần tiễu quanh vùng Danzig.
Sự yên bình của Oliva. Cái âm hưởng mới ngọt ngào và thanh bình làm
sao! Các cường quốc lần đầu tiên chợt nhận ra rằng đất Ba Lan phù hợp
tuyệt vời với việc chia cắt. Thuỵ Điển, Thuỵ Điển, lại Thuỵ Điển - công sự
Thuỵ Điển, rượu punch Thuỵ Điển, giá treo cổ Thuỵ Điển. Rồi người Nga
và người Xắc-xông kéo đến vì Stanislaw Leszczynski, ông vua Ba Lan tội
nghiệp trốn trong thành phố. Vì mỗi một ông vua này, một nghìn tám trăm
ngôi nhà đã bị phá huỷ và khi Leszczynski tội nghiệp trốn sang Pháp vì con
rể Louis của ông sống ở đó, thì nhân dân Danzig phải ho ra một triệu bạc.
Rồi Ba Lan bị chia ba. Người Phổ không mời mà đến; trên tất cả các
cổng thành, họ vẽ con chim biểu trưng của họ đè lên con đại bàng Ba Lan.
Nhà giáo dục Johannes Palk vừa kịp viết bài hát Nô-en nổi tiếng "O Du