CÁI TRỐNG THIẾC - Trang 8

một tầng lớp elite (tinh hoa) hạn hẹp. Nhưng, tựa như một triết gia thời cổ
Hy Lạp, khi muốn báo bỏ lý thuyết của trường phải Elea[1] cho rằng
chuyển động là bất khả, chỉ cần đi đi lại lại trước nơi hội họp của các triết
gia trường phái Elea, riêng sự hiện diện của Günter Grass cũng đủ khiến
chúng ta hiểu ra rằng không dễ gì đẩy văn học ra ngoài rìa,” Tiến sĩ Horace
Engdahl, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển, Thư ký Uy ban Nobel, mở đầu
diễn văn khai mạc lễ trao giải Nobel văn học 1999 như vậy.

Việc tặng giải Nobel văn học cho Günter Grass tuy hơi muộn - chí ít là

theo tôi - nhưng lại mang một ý nghĩa đặc biệt bởi nó rơi vào năm bắc cầu
giữa hai thế kỷ 20 và 21, đúng bốn thập kỷ sau khi Cái trống thiếc ra đời,
làm chao đảo văn đàn châu Âu và thế giới.

Đến nay, 43 năm đã trôi qua kể từ khi tiếng trống ngỗ ngược của Oskar

Matzerath đánh thức nền văn học Đức khỏi cơn mụ mị hậu chiến. Nhiều
nhà phê bình đã có lý khi đánh giá sự xuất hiện của Cái trống thiếc như một
lần khai sinh thứ hai cho nền tiểu thuyết Đức của thế kỷ 20. Thât vậy, kể từ
Gia đình Buddenbrook (1901) của Thomas Mann, chưa có cuốn tiểu thuyết
đầu tay của tác giả nào gây chấn động đến thế. Và chấn động này - bao gồm
cả cơn sốc làm dấy lên những la ó phẩn nộ của các vị đạo đức nghiêm cẩn -
càng mang nặng ý nghĩa khai mở trong cơn khủng hoảng tinh thần và hoàn
cảnh rệu rã, suy sụp nhiều bề ở một nước Đức thất trận chưa thực sự hoà
giải với các nước láng giềng. Vào những năm 1950, văn học hậu chiến Đức,
bại liệt vì chủ nghĩa quốc xã, đã bế tắc do mặc cảm tội lỗi lại càng bị ức chế
bởi lời cảnh báo của nhà triết học hàng đầu Theodor Adorno, người luôn tự
vấn mình: Phải tư duy thế nào sau Auschwitz? ‘‘Viết một bài thơ sau
Auschwitz là hành động man rợ và vì vậy, ngày nay, làm thơ đã trở nên bất
khả,” Adorno tuyên bố. Có nghĩa là không thể viết, nói chung. Nhưng thế
hệ của Heinrich Böll, của Günter Grass vẫn viết. Và khi viết, họ nhớ “đinh
ninh trong đầu, như Adorno trong cuốn Minima Moralia: Suy nghĩ từ cuộc
sống bị huỷ hoại (1951) của ông, rằng Auschwitz đã gây ra một kẽ nứt, một
quãng trống không gì bù lấp nổi trong lịch sử của văn minh [2]. ” Chỉ có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.