*
* *
Hà Nội, 1910. Ngày mồng 2 Tết Nguyên Đán.
Tại một phố kia, một nhà ông phán.
Ngày mồng 2 Tết, vợ con về quê vắng cả, khách khứa cũng ít đến, ông
phán đâm buồn, ngứa ngáy, phải nghĩ đến cách chơi xuân. Tết là những
ngày mà người đời biết yêu nhau, hoặc thật, hoặc vờ, nhưng dù sao cũng
sống với nhau bớt đểu cáng. Suốt năm, dù ghét nhau đến có thể giết nhau
được, ngày Tết đến, người ta cũng lại nhà nhau mừng tuổi rối rít hay thì
thụp quỳ lạy trước bàn thờ ông vải mà những ngày trước ấy, dễ thường
người ta đã từng có lần réo đến tên tuổi để “đào ngoáy xoáy xoả” lẫn nhau.
Ngày Tết, ngày của đạo Trung thứ
[40]
.
Vậy thì, vào cái ngày mà mọi người dù thù hằn nhau cũng tha thứ cho
nhau, dù không yêu nhau thành ra cao hứng chốc lát mà yêu nhau, không ai
phân cao thấp sang hèn chia rẽ nhau, một thằng nhỏ của nhà ông phán kể
trên được chủ gọi lên tiêu khiển xuân nhật với thầy.
Tên nó là Xuân, mặt mũi nó không ai nỡ bảo là mặt mũi một thằng nhỏ.
Mặc cái quần giặt là, cái áo giặt là, thắt cái thắt lưng lụa mộc, lại phủ ngoài
một cái áo ma ga
[41]
– tóc mới, đội khăn lượt chỉnh tề, ngồi cùng giường
rút bất với chủ, nó có thể khiến những khách lạ bước vào phải nhầm mà
“Năm mới! Mừng tuổi hai… ông!”
Cái cảnh khan xu, đương giữa Tết mà hai thầy trò ngồi một xó rút bất
với nhau kể cũng buồn mà cũng có thú vị. Chỉ bực một nỗi cho ông phán là
cứ thua hoài. Buổi sáng thua, buổi chiều thua, đến buổi tối lại cũng thua,
chủ phải để ý xem đầy tớ có những ngón gì. Thì ra thằng Xuân đánh lớp!
Nó cứ xếp những quân: cửu sừng, ông cụ, tam văn, thất vạn cách những
quân… tam đại rồi trang cả chỗ bài theo lối “che mắt thế gian”.
Dễ thường có khối óc triết lí khác người, ông thầy ít có này, sau cùng,
cho cả đầy tớ những quần áo cũ, cấp cho nó một cái vốn lớn là hai chục bạc
rồi mở rộng cả hai cánh cửa, giải phóng cho nó đi “chu du thiên hạ”. Có bộ