Strabo (16.1.11) sử dụng trước tác của Aristobulus làm cứ liệu chính cho
những tuyên bố cho rằng những người Ả Rập đã không hề cử sứ thần tới
tiếp kiến Alexander và vị hoàng đế trẻ tuổi “đang nuôi tham vọng trở thành
chúa tể của toàn thế giới”. Arrian dĩ nhiên chấp nhận quan điểm này của
Alexander.
Xem Herodotus 3.8 (cùng với chú thích của How và Wells).
Mặc dù không ghi rõ nguồn ở đây, nhưng trong đoạn này nguồn cứ liệu
chính của Arrian vẫn là trước tác của Aristobulus (Strabo, Sđd).
Một hòn đảo thuộc quần đảo Sporades, phía Tây Samos, hiện nay được gọi
là Nikaria. Về câu chuyện của Daedalus và Icarus, xem Ovid,
Metamorphoses 2.21-96.
Hiện tại là Bahrein.
Báo cáo về chuyến hải hành này đã được Theophrastus sử dụng trong các
tác phẩm về thực vật của ông.
Đó là bán đảo Ras Mussandam (Maketa), mà Nearchus đã nhìn thấy từ
Hormuz.
Arrian, Indica 32.
Nhánh sông này đổ vào vịnh Ba Tư gần Teredon.
Strabo 16.1.9-11.
Khoảng một năm trước đó (tháng Tư/Năm năm 324) Alexander đã thành
lập thị trấn Alexandria (sau này là Charax) giữa hai cửa sông của sông
Tigris và sông Eulaeus; xem Pliny, Natural History 6.138.
Diodorus (17.116.5-7) viết là “một trong những người chèo thuyền”. Ông
không nói gì về số phận của người này.
Menidas được nhắc tới gần nhất là vào mùa đông năm 328/327, khi ông
được cử đi từ Nautaca tới Macedonia để mang viện quân tới (xem Quyển
bốn).
Điểm quan trọng là những sứ thần này đội trên đầu những vòng hoa theo
nghi lễ. Điều này cho thấy họ là các theoroi, những đại diện của thần linh
và khẳng định nguồn gốc thần thánh của Alexander. Plutarch (Moralia
219e) và Aelian (Varia Historia 2.19) nhắc tới việc chính Alexander đã yêu
cầu họ thừa nhận ngài là một vị thần. Về vấn đề gây tranh cãi này, xem J. P.