Tri túc đem đến một đời sống lặng lẽ, bình yên, không có gì đáng để bận
tâm phiền não. Sự bình an tâm hồn là điều đáng quý trọng hơn cả. Niềm an
lạc ấy được tìm thấy thông qua sự tự kiềm chế [self-control] hay tự chủ
[self-mastery]; đó là khả năng chế ngự lòng ham muốn và làm chủ bản
thân, không để mình buông thả theo dục vọng. (ND)
Hoàng đế Hadrian (76-138 SCN): Hoàng đế La Mã trị vì từ năm 117 cho
đến khi ông qua đời vào năm 138 SCN. (ND)
Hội đồng Areopagus còn được gọi là Hội đồng Công tố hay Hội đồng Quý
tộc, là hội đồng tư pháp và lập pháp cao nhất của Athens thời cổ đại. (ND)
Cuốn sách này được viết bằng tiếng Hy Lạp. Đây là lời tựa của bản dịch
tiếng Anh do Aubrey de Selincourt chuyển ngữ.
Hoàng đế Marcus Aurelius (121-180 SCN): hoàng đế La Mã, trị vì từ năm
161 cho tới khi ông qua đời vào năm 180. Cuốn sách nổi tiếng được nhắc
đến ở đây là cuốn Meditation (tạm dịch: Suy ngẫm), một trong những tác
phẩm được đánh giá là kinh điển của triết học Khắc kỷ. (ND)
Appian (95-165 SCN): sử gia người Hy Lạp của La Mã. Ông là tác giả của
cuốn Roman History (tạm dịch: Lịch sử La Mã) gồm 24 quyển được viết
bằng tiếng Hy Lạp. (ND)
Pausanias (nổi danh vào khoảng 143-176 SCN): nhà địa lý người Hy Lạp.
(ND)
Galen (129-200/ 217-216 SCN): thầy thuốc, nhà văn, nhà triết học nổi tiếng
người La Mã gốc Hy Lạp. Ông có viết một tác phẩm nhỏ mang tên That the
Best Physician is also a Philosopher (tạm dịch: Thầy thuốc giỏi cũng là một
nhà triết học). Học thuyết của ông đã chi phối và gây ảnh hưởng tới y học
châu Âu từ thời Trung cổ cho đến giữa thế kỷ XVII. (ND)
Lucian (125/120- sau 180 SCN): một nhà trào phúng, nhà hùng biện và viết
luận bằng tiếng Hy Lạp. (ND)
Ý nói việc Arrian và một số nhà văn cùng thời với ông cố gắng mô phỏng
ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại của ba, bốn trăm năm trước. (ND)
Phương ngữ Hy Lạp cổ đại được sử dụng ở vùng Altica, Athens và Ionia.
(ND)