danh Arrian tại Corinth; xem G. W. Bowersock trong Greek, Roman and
Byzantine Studies 8 (1967), tr. 279-280.
Trích dẫn này được lấy từ trang 218, dòng thứ 3, trong một bài báo của
Pelham.
Dion (408-305 TCN): bạo chúa vùng Syracuse, thuộc Sicily. (ND)
Timoleon (411-337 TCN): tướng lĩnh, chính trị gia người Hy Lạp. (ND)
Điều này khiến Arrian còn được gọi là “Xenophon thứ hai”. Bản thân ông
thường tự nhận mình là “Alexander giữa các nhà văn”. (ND)
Quyển thứ 17 của Diodorus đã được C. Bradford Welles dịch (cùng với
những chú thích bổ ích) trong bộ sách của Thư viện sách kinh điển Loeb
(The Loeb Classical Library), cuốn sách của Curtius cũng đã được J. C.
Rolfe dịch trong cùng bộ này, và Justin (cùng Cornelius Nepos và
Eutropius) ở Thư viện của Bohn. Tác phẩm về Alexander của Plutarch là
tác phẩm thường xuyên được chuyển ngữ, bản dịch gần đây nhất của cuốn
này là của dịch giả Ian Scott-Kilvert, có tên The Age of Alexander
(Penguin Books).
Những tác giả này là đối tượng nghiên cứu chi tiết của Lionel Pearson
trong cuốn The Lost Histories of Alexander the Great (New York, 1960).
Callisthenes được coi là sử gia chính thức của Alexander cho tới khi ông bị
thất sủng và bị hành hình vì tội mưu phản. (ND)
Về phần này, xem thêm nghiên cứu của tôi, Plutarch Alexander: A
Commentary (Oxford, 1969), lx-lxii.
Xem thêm phân tích thuyết phục của C. B. Welles trong bài “The reliability
of Plotemy as an historian”, Miscellanae… A. Rostagni (Turin, 1963), từ
tr.101. Curtius, người đã đọc cuốn sách của Ptolemy, có thể đã nhắc tới
khía cạnh này về tác phẩm của Ptolemy khi ông mô tả Ptolemy (9.5.21) là
một người đàn ông “chắc chắn không có khuynh hướng nói giảm nhẹ sự vẻ
vang của riêng mình”.
R. M. Errington, “Bias in Plotemy’s History of Alexander”, CQ, 1969, từ
tr.233, đưa ra một vài ví dụ về việc Ptolemy kể sai sự thật. Errington nhận
định rằng Aristonous bị tước đoạt đi niềm vinh dự là đã cứu sống
Alexander, nhưng ông lại không thừa nhận quan điểm phổ biến cho rằng