Ptolemy đã “phớt lờ” những chiến thắng vang dội của Antigonus trước
những kẻ sống sót ở Issus, vì sự kình địch của Ptolemy với Antigonus chỉ
xuất hiện sau năm 314.
Proskynesis là hành động cúi chào hoặc quỳ lạy. Đây là phong tục của
người Ba Tư, nhằm thể hiện lòng kính trọng với những người có địa vị cao
hơn. Nghi lễ này không được người Hy Lạp chấp thuận vì họ cho rằng việc
quỳ lạy là nghi lễ chỉ dành cho thần linh. Sự bất đồng quan điểm này đã
dẫn tới âm mưu sát hại Alexander Đại đế, mà những người chủ mưu được
cho là Philotas và Callishthenes. (ND)
Strabo (63/64 TCN-24 SCN): sử gia, nhà địa lý và nhà triết học Hy Lạp.
(ND)
Quintus Curtius Rufus: một sử gia La Mã, viết dưới triều đại của hoàng đế
Claudius (41-54 SCN) hoặc Vespasian (69-79 SCN). Tác phẩm còn lại duy
nhất của ông là Historiae Alexandri Magni, một tiểu sử bằng tiếng Latinh
về Alexander Đại đế gồm mười quyển. Trong đó, hai quyển đầu đã bị thất
lạc. (ND)
Polypius (200-118 TCN): sử gia Hy Lạp. (ND)
Xem P. A. Brunt, “Persian Accounts of Alexander’s Campaigns” trong CQ,
1962, từ tr.141. Trích dẫn này được lấy trong tr.141.
Bessus (mất vào mùa hè năm 329 TCN): xatrap (tương đương với chức
thống đốc hoặc phó vương) vùng Bactria, sau tự xưng là Vua của các vị vua
Ba Tư. Năm 329 TCN, Bessus bị bắt. Alexander Đại đế đã trừng phạt ông
bằng cách ra lệnh cắt bỏ tai và mũi của Bessus, hình phạt dành cho những
kẻ nổi loạn chống lại nhà vua theo tập tục của người Ba Tư. (ND)
Ốc đảo Siwah nằm trong vùng sa mạc phía đông Ai Cập là nơi có đền thờ
thần Ammon. Tương truyền rằng vào tháng Hai năm 332, Alexander đã tới
đây để hỏi ý kiến các nhà tiên tri của Ammon. Không ai biết vị hoàng đế
này đã hỏi gì và được trả lời ra sao, nhưng từ sau chuyến đi này, Alexander
bắt đầu tự coi mình là con trai của thần Ammon. (ND)
Liên quan đến những chi tiết về binh lính của của Alexander, xem thêm
Trung tướng J. F. C. Fuller, The Generalship of Alexander the Great
(London, 1958); E. W. Marsden, The Campaign of Gaugamela (Liverpool,