người. Chính vì thế Hàm Phong vừa mới qua đời, Túc Thuận đã bị
Từ Hy thái hậu - một người trước đây từng bị ông ta áp chế trả thù
và không thể tránh khỏi tội chết.
Năm 1858 (năm thứ tám Hàm Phong), quan chủ khảo cuộc thi
hương là Bách Tuấn, người thuộc tộc Chính lam kỳ Mông Cổ, do làm
việc gian trá đã bị dâng tấu đòi xử chém. Hàm Phong sau khi duyệt
tấu chương đã dùng bút đỏ phê rằng: “Tội không thể không truy,
tình có thể tha thứ”. Nhưng Túc Thuận vẫn mặt sắt vô tư, nói với
hoàng thượng rằng:
- Cho dù về tình có thể tha thứ nhưng về tội không thể không
truy cứu.
Hình bộ thượng thư Triệu Quang Thời lúc đó đứng bên cạnh nghe
vậy không dám nói gì, hoàng thượng cũng do dự, Túc Thuận liền
lấy bút phê chuẩn vào sớ. Cuối cùng, Bách Tuấn đã bị giết.
Đến năm Hàm Phong thứ 11, chỉ duy nhất Từ Hy sinh được thái
tử nên Từ Hy dựa vào thế của con trai Tải Thuần dám cãi lại Hàm
Phong, kiêu căng, ngang ngược, hoành hành. Túc Thuận đã nhìn
trước hậu quả của việc này liền nhắc lại câu chuyện Câu Dực trước
mặt hoàng thượng. Phu nhân Câu Dực
Triệu Tiệp Dư của Hán Vũ Đế sống trong cung Câu Dực sinh
được con trai, được Hán Vũ Đế lập làm thái tử. Hán Vũ Đế lo sợ sau
này con nhỏ, mẹ ỷ thế con mà lộng hành ngang ngược nên đã ban
cho Triệu Tiệp Dư được chết. Thái tử đó sau chính là Hán Chiêu
Đế. Túc Thuận nhắc lại câu chuyện này trước mặt Hàm Phong, có ý
muốn cũng giết chết Từ Hy như Hán Vũ Đế đã từng giết Câu
Dực phu nhân, chỉ giữ lại mình Đồng Trị. Chính Hàm Phong lúc
bệnh nặng ở Thừa Đức cũng đã thấy trước việc Từ Hy sau khi trở
thành Thái hậu sẽ bài xích Từ An Nữu Hộ Lộc thị, biết được Túc