Sử bộ thượng thư thị lang Khuông Nguyên, thử lý hữu thị lang Đỗ
Hàn, thái phó thị lang Tiêu Hữu Doanh bó tay giương mắt nhìn bọn
đoạt quyền tiếm ngôi không dám động tĩnh gì nên cách chức, gia
ân miễn truy xét trách nhiệm.
Tất cả những người non gan sợ vạ trong triều thấy các đại
thần tay chân tiên đế đã thất thế nên đều đổ cả về phe thái
hậu, không những ủng hộ Từ Hy mà còn cao giọng tung hô vạn tuế.
Đại học sĩ Gia Trinh thấy tám đại thần ngự tiền của tiên đế đã bị
trị tội lập tức tập trung quần thần cùng ký tên tấu thỉnh hai cung
thái hậu buông rèm chấp chính.
Giám sát ngự sử Sơn Đông đạo là Đổng Nguyên Thuần còn dâng
tấu sớ rằng: “Tân đế tuổi nhỏ, không thể tự mình chấp chính,
kính mời hai cung thái hậu buông rèm nghe chuyện triều đình. Năm
xưa, Hòa Hi Đặng hoàng hậu thời Hán, Khang Hiến Chử hoàng hậu
thời Tấn, Nhuệ Tri Túc hoàng hậu thời Liêu đều trở thành thái hậu
giám triều sau khi hoàng đế mất, sử sách muôn đời tán tụng...”
Vẻn vẹn từ ngày 20 tháng 2 năm Hàm Phong thứ 11 (ngày
1/3/1861) đến ngày 25 tháng 3 năm Đồng Trị thứ nhất
(23/4/1861), Từ Hy thái hậu đã giành được thắng lợi huy hoàng, cả
cung điện giăng đèn kết hoa chào mừng. Mặc dù vậy, Từ Hy vẫn
nơm nớp lo sợ việc cướp đoạt quyền lực, buông rèm chấp chính sẽ
không thực hiện được nên đã mật chiếu, cho gọi tâm phúc của mình
là phó đô thống Thắng Bảo đến bàn bạc. Thắng Bảo hiến kế
cho mời đại học sĩ Chu Tổ Bồi đến, sai ông này tìm ra tài liệu về
các hoàng hậu buông rèm chấp chính trong lịch sử để làm căn cứ.
Chu Tổ Bồi lại tiến cử thêm lễ bộ hữu thị lang Trương Chí Vạn, Hử
Thọ Bằng ở Hàn lâm viện cùng nghiên cứu các sự kiện buông rèm
chấp chính từng diễn ra trong lịch sử. Cả bốn người ngày đêm miệt
mài soạn ra cuốn “Trị bình bảo kiếm”, nội dung sát thực, sinh
động. Cuốn sách này trở thành vũ khí đắc lực của Từ Hy thái hậu