để đoạt ngôi tiếm quyền. Bảo Thắng không chỉ tích cực tham gia
nghiên cứu soạn thảo cuốn “Trị bình bảo kiếm” mà còn sử dụng lực
lượng quân đội trong tay, áp chế các đại thần có ý phản đối việc
thái hậu buông rèm chấp chính. Không chỉ có thế, ông này còn
tấu trình một bản sớ, nội dung là: “Trong tình thế hiện nay, thái
hậu thân lý vạn cơ, chiếu đối quần thần là hợp tình thiên hạ, hợp
phép quốc gia, các thân vương trơ tá phò cận tận tâm vì vua nhỏ
cũng là việc thuận với lòng người. Văn hậu thời xưa trong những năm
đầu Thuận Trị tuy không công khai việc buông rèm, nhưng việc
chấp chính là có thật...”. Hai cung thái hậu Từ Hy và Từ An lập tức
cho quần thần thảo luận nội dung bản tấu. Vậy là cả những người
vốn không tán thành việc thái hậu buông rèm chấp chính cũng
phải giơ cả hai tay đồng ý nội dung bản tấu. Từ Hy lúc đó 27 tuổi đã
tiếm được chính quyền vẫn không quên việc trấn áp bên trong và
quỵ gối đầu hàng ngoại bang bên ngoài. Sau khi mọi việcđã lắng
xuống, Từ Hy đã yên vị trên kim loan điện thì việc luận công ban
thưởng bắt đầu. Cung Thân vương Dịch Hân được ủy nhiệm nghị
bàn mọi việc quân cơ, nắm giữ đại quyền của một tổng lý hàm môn
quân chính. Vinh Lộc được thăng hộ bộ thượng thư kiêm đại thần
phủ nội vụ. Thuần Thân vương Dịch Huyên được phong làm đại
thần ngự tiền, đại thần lãnh sự hàm, nắm giữ các doanh trại
quân thần cơ...
Túc Thuận bị giết, cả tộc Mãn Thanh ai nấy đều có vẻ sung
sướng. Túc Thuận là người thuộc dòng họ Ái Tân Giác là thị tộc Mãn,
là em của Đặng Thân vương Đoan Hoa. Phần lớn những người trong
Mãn tộc đều căm giận ông ta. Năm xưa, trong cuộc chỉnh đốn nạn
tham ô của các quan lại, Túc Thuận đã thẳng tay trừng trị, khiến cho
những người thường quen làm xằng làm bậy điên đảo và căm hận.
Thậm chí một vài người đã được hoàng đế Hàm Phong che chở cũng
vẫn không thoát được khỏi tay đao phủ của Túc Thuận. Túc Thuận lúc
đó không sợ nể gì quyền quý, sẵn tay dao chém giết rất nhiều