xuôi dòng theo hướng Hồ Na, trên thuyền phấp phới lá cờ với
hàng chữ lớn: “Khâm sai phụng chỉ đặt may long bào”. Đoàn thuyền
của An Đức Hải đi đến đâu, dân chúng như nêm đứng chặt hai bên
bờ ngó nghiêng thích thú. Mỗi khi qua bất kể châu huyện nào, An
Đức Hải cũng tha sức vơ vét, chán rồi mới chịu rời đi khiến ai nấy
bàn tán, oán thán không dừng.
Khi đoàn thuyền đã qua Thương Châu, đến địa giới Phủ Đức
Châu, tỉnh Sơn Đông, viên tri châu là Triệu Tân Hoạch được tin thái
giám An Đức Hải ngồi thuyền có cắm cờ khâm sai đại thần
chuẩn bị đi qua, vội vã báo tin cho tuần phủ Sơn Đông là Đinh Bảo
Trinh ở phủ Tế Nam biết, mục đích là để tăng cường bảo vệ. Đinh
Bảo Trinh được tin thầm nghĩ: “Tại sao việc này không được triều
đình thông báo trước? An Đức Hải là một thái giám được Từ Hy thái
hậu ân sủng đưa lên làm thái giám tổng quản, nhưng dù có như vậy
thì trước khi đi đâu, cũng phải có thánh chỉ của triều đình thông báo
trước mới phải. Hay đây là chuyến đi bí mật. Nhưng bí mật ma lại
sai một thái giám với đầy đủ cờ quạt của triều đình? Rõ ràng là làm
loạn vương pháp rồi. Triều đình sao có thể coi thường tổ chế như
thế!”.
Thế rồi, Đinh tuần phủ thảo ngay một bản tấu, sai người đem
thẳng về Bắc Kinh báo cáo với Cung thân vương. Cung thân vương
Dịch Hân hằng ngày thấy An Đức Hải quyền uy quá lớn, đến
long bào của Hàm Phong, có lần Từ Hy còn cho hắn mặc thử nên
cũng không có cảm tình với hắn. Các đại thần trong triều nhiều
người cũng chỉ tức khí ma không ai dám nói gì cả. Thậm chí tiểu
Hoàng đế cũng có phần nể sợ An Đức Hải. Một lần, khi còn nhỏ,
lúc cùng tiểu thái giám chơi trò nặn đất, tiểu Hoàng đế Đồng Trị
đã moi mắt của người đất, rồi chặt bỏ đầu, nói đấy là đầu của
An Đức Hải. Có lần, Đồng Trị vẽ một người lên giấy rồi lấy dao
khoét mắt khoét mũi, cũng nói đó là An Đức Hải. Rồi có lần,