Con đường vắng vẻ vắt qua những đồi sồi nhấp nhô đầy ấn
tượng, lấp ló giữa những cánh đồng mênh mông trải dài tít tắp. Theo
Grout đọc được trên trang chủ, vào những năm 1920, gia đình “Pratt”
đã thuê vài gã “thiên tài” về xây dựng những con đường chở hàng
bằng đá cẩm thạch dăm màu hồng, vạt đất để san bằng những quả đồi
nhấp nhô, và trồng hàng ngàn cây sồi đỏ để tái tạo lại bức họa đồng
quê thời Victoria. Những ngọn đồi này được thiết kế và điêu khắc bởi
một kiến trúc sư cảnh quan có vẻ nổi tiếng bây giờ là Frederick Law
Olmsted Senior. Mảnh đất này vốn bằng phẳng như đuôi con hải ly,
được mài trơn nhẵn bởi những dòng sông băng. Những ngọn đồi và
rừng sồi thực chất đều là một trò lừa gạt, tất cả đều đã được đem ra
kinh doanh.
Những chiếc xe hàng ngoại phóng vụt qua mặt Grout để rẽ sang
con đường bên kia, cuốn tung đám bụi đá cẩm thạch đang nằm im lìm
trên mui chiếc Cruiser mà Grout lái, để ra oai với nhà Pratt.
Grout lái xe vượt qua đoạn dốc đồi và tiến vào bóng của những
cây sồi cổ thụ. Lũ sóc chạy láo nháo trên đường, trình diễn điệu nhảy
tung tăng đầy kích động và do dự. Thật kỳ lạ khi cả hai trạng thái đối
lập nhau lại cùng xuất hiện trên một sinh vật. Grout thận trọng kéo
phanh để bánh xe không cán phải mấy con sóc. Anh ghét cảnh máu
me be bét đó.
Grout lái xe ra khỏi lùm cây và tới một nơi có thể nhìn được
xuống toàn bộ khu đất. Sự tầm cỡ của khu nhà trọ, tòa biệt thự và
trang trại sản xuất bơ sữa khiến Grout cảm thấy mình thật trần trụi và
nhỏ bé, có lẽ giống với cách mà những tòa nhà này khiến những người
bình thường không thuộc tầng lớp được hưởng đặc quyền cảm thấy
khi đối diện với chúng. Đối với những người thuộc tầng lớp quý tộc,
những tòa nhà có lẽ thổi phồng lên cảm giác quyền lực hão huyền của
họ.
Grout lùi xe lại về phía bãi đất đối diện nhà kho, so với các tòa
nhà khác thì căn nhà kho trông có vẻ giản dị hơn, mặc dù nó phải rộng