CẨM NANG BÁN HÀNG - Trang 134

Bạn không phải bán nó ….

95% thời gian khách hàng sẽ mua nó !

Khi kết cục bán hàng tệ hại xảy ra với người tốt.

Luôn có những điều tốt và xấu trong tất cả các nghề nghiệp. Bán hàng không là ngoại lệ. Khảo sát

cho thấy rằng, trong suy nghĩ của nhiều người Mỹ, chỉ có một thứ duy nhất thấp hơn người bán hàng đó
là một nhà chính trị.

Tôi nhận được một cú điện thoại từ một anh chàng nói rằng anh ta đã đến một tiệm xe hơi với tiền

mặt, anh ta muốn mua một chiếc xe mới. Người bán hàng quá tệ, anh ta đã bỏ đi, và vẫn chưa mua, và
anh ta đã kể với 25 – 50 người khác về cái kinh nghiệm tệ hại này. Không may rằng đây không phải là
kinh ngiệm duy nhất, có hàng ngàn ví dụ về việc bán hàng kém. Nhưng đó không phải là bạn, phải
không?

Những người chủ doanh nghiệp và người bán hàng chuyên nghiệp sẽ chửi thề khi đọc điều này, “Nó

không thể xảy ra ở đây”. Và họ có thể đã mắc sai lầm chết người. Những người bán hàng tự mãn nghĩ
họ biết tất cả về nó, nghĩ rằng khách hàng thì ngớ ngẩn hay kém thông minh đối với các thủ thuật của
họ, đối xử với mọi người bằng một cách như nhau và cuối cùng làm hỏng cuộc bán hàng.

Họ thất bại khi tập trung vào các yếu tố cơ bản để định vị khách hàng hay khách hàng tiềm năng cho

việc mua hàng. Hãy thư giãn, bạn không luôn luôn phải bán nó. Nếu bạn hàng động đúng, 95% thời
gian khách hàng sẽ mua nó!

Sau đây là mười lỗi thông thường của những người cho là mình biết tất cả (những người thực

sự biết rất ít hay không biết gì cả)

1.

Sớm phán đoán người khách hàng tiềm năng

– thông qua cách nhìn, cách ăn mặc, cách nói chuyện

bạn đã hình thành trong ý nghĩ của bạn đây là loại người gì….. cho dù họ có tiền hay họ có mua hay
không.

2.

Đánh giá khách hàng tiềm năng thấp

– Thất bại khi hỏi những câu hỏi trực tiếp về ước muốn và

nhu cầu của khách hàng trước khi tiến trình bán hàng bắt đầu.

3.

Không lắng nghe

– Quá tập trung vào khía cạnh bán hàng hơn là cố gắng để hiểu khách hàng tiềm

năng muốn (cần) mua như thế nào.

4.

Hạ mình

– Hành động hay nói chuyện với thái độ thấp hơn hay bề trên đối với khách hàng tiếm năng

điều này làm cho người khách cảm thấy không công bằng trong việc mua-bán, thiếu sự tôn trọng.

5.

Ap lực để mua hàng ngay

– Nếu bạn phải sử dụng đến những thủ thuật này là do bạn sợ khách hàng

có thể tìm thấy một chỗ mua hàng khác tốt hơn. Điều này cũng thể hiện một thái độ “không quan hệ lâu
dài”.

6.

Không đáp ứng được nhu cầu

– Nếu bạn lắng nghe khách hàng, họ sẽ nói cho bạn chính xác cái họ

cần hay muốn. Bán cho họ những cái đáp ứng những nhu cầu này, và khách hàng sẽ mua nó. Đừng bán
theo suy nghĩ của bạn, bán theo ý muốn của khách hàng.

7.

Ra hiệu kết thúc và thúc ép mua hàng

– “Nếu tôi đưa ra cho anh mức giá này, anh có mua nó

không?” là câu đáng ghét xứng đáng cho những người bán hàng cần được huấn luyện lại, hay những
người thích làm hỏng cuộc bán hàng. Khi bạn muốn kết thúc, đừng làm nó quá lộ liễu.

8.

Làm cho người mua nghi ngờ ý định của bạn

– Nếu bạn thay đổi từ thân thiện sang áp lực vào lúc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.