buổi chào hàng, xem nó như một công cụ để bán hàng.
10.
Thêm vào gì đó mà người đọc không nghĩ đến – kèm theo một bài báo hay gì đó gắn liền với việc
kinh doanh của anh/chị ta hay chỉ là một mẫu tranh vui. Điều gì đó làm cho khách hàng nghĩ rằng bạn
đã vượt qua những chuẩn mực bình thường trong việc phục vụ và giao tiếp.
11.
Xác định lần liên lạc tiếp theo hay những việc sắp tới. Xác định ngày và giờ cho nó.
12.
Viết tay những gì có thể.
13.
Loại bỏ (gần như là toàn bộ) tất cả những từ nghe có vẻ thân mật quá.
14.
Tránh dùng so sánh nhất.
15.
Tránh dùng từ duy “nhất”.
16.
Không bao giờ nói: “Một lần nữa, cám ơn …”. Không cần thiết phải cám ơn người ta lần thứ hai.
Một lần là đủ rồi, đến lần hai nghe có vẻ quỵ lũy quá. Thay vào đó, có thể nói: “Tôi đánh giá cao …”.
17.
Không được đánh vần sai.
18.
Sử dụng một ví dụ (hay một tình huống tương tự) mà khách hàng/tiềm năng có thể có sự liên quan.
19.
Tô đậm
để gây sự chú ý đối với người đọc. Nhưng chỉ tô đậm khi nó thật sự cần thiết.
20.
Yêu cầu trả lời.
21.
Dùng một câu kết thúc lá thư hay, không có vẻ cầu xin, mang tính chuyên nghiệp. Chẳng hạn như:
“Cám ơn thời gian và sự quan tâm của ông. Tôi sẽ liên lạc với ông vào thứ ba.”
22.
Chỉ ký tên của bạn. Cũng có khi cách này không thích hợp, nhưng rất hiếm. (một lá thư phải có chữ
ký của hai bên)
Sau đây là nguyên tắc khó nuốt nhất: nhờ ai đó thông minh và vô tư để bình phẩm lá thư của bạn.
Học hỏi cách chấp nhận lời chỉ trích và sử dụng nó như một công cụ để học hỏi.
Nắm được những nguyên tắc và thực hành chúng sẽ dẫn đến những lá thư hay.
Những lá thư hay lại dẫn đến lòng tin và sự thân thiết với khách hàng.
Và kết quả cuối cùng là bán được hàng.