hiểu, . . . ).
5.
Đừng vội nhảy đến phần trả lời trước khi bạn nghe xong tình huống của họ.
6.
Lắng nghe để biết được mục đích, chi tiết của sự việc, và những quyết định.
7.
Lắng nghe chủ động liên quan đến diễn giải. Diễn giải một cách âm thầm.
8.
Lắng nghe những gì không được nói ra. Những gì được ngụ ý còn quan trọng hơn cả những gì
được nói ra.
9.
Hãy suy nghĩ mối liên quan giữa các câu.
10.
Phân loại, sắp xếp có hệ thống những gì đã được nói (và ngụ ý) trước khi bạn định mở miệng.
11.
Đặt ra những câu hỏi cần thiết để chắc chắn bạn hiểu rõ những gì họ đã nói hay có ý muốn nói.
12.
Đặt ra những câu hỏi để biết chắc chắn anh/chị ta đã nói tất cả những gì cần nói.
13.
Hãy thể hiện sự lắng nghe của bạn bằng hành động.
13.5. Nếu bạn đang suy nghĩ trong lúc họ đang nói, hãy nghĩ đến giải pháp. Đừng làm cho vấn đề
thêm phức tạp. Hãy là người có xu hướng đưa ra giải pháp.
Điều gì khiến bạn không lắng nghe?
•
Đôi khi bạn không để ý đến những người khác – vợ/chồng của bạn, cha/mẹ của bạn, con của bạn.
•
Đôi khi những chuyện khác đã chiếm hết tâm trí của bạn.
•
Đôi khi người ta e ngại những điều sắp được người khác nói ra, nên họ cố bỏ ngoài tai. Đừng ngại
lắng nghe.
•
Đôi khi chỉ vì bạn không lịch sự lắng nghe họ nói.
•
Đôi khi vì người nói khó nghe qua, nên bạn không nghe.
•
Đôi khi bạn đang nghĩ vẩn vơ đến chuyện gì khác.
•
Đôi khi bạn đã biết trước người nói, và có thành kiến về họ.
•
Đôi khi bạn không tôn trọng họ và để ngoài tai những gì họ nói.
•
Đôi khi bạn nghĩ bạn đã biết tất cả những gì họ định nói.
•
Đôi khi bạn nghị bạn đã biết tất cả mọi thứ . . . hay là lúc nào bạn cũng nghĩ như vậy?
Có rất nhiều bí quyết để trở thành một người nghe giỏi,
nhưng có một bí quyết bao gồm tất cả là:
Chỉ Cần Im Lặng!