chắc rằng sẽ có những câu hỏi được đặt ra và họ sẽ cần những câu trả lời của tôi”
•
“Tôi có thể làm gì để trở thành thành viên của nhóm đó?”
•
“Ông có thể nói sơ lược về những người đó không?” (viết lại từng đặc điểm của mỗi người). Hãy cố
gắng khai thác được những đặc điểm tiêu biểu cá nhân của từng người có thẩm quyền ra quyết định.
3.
Sắp xếp một cuộc họp có mặt tất cả những người có thẩm quyền ra quyết định.
Hãy tìm mọi
cách để có thể làm được điều đó. Hãy mở ra nhiều lựa chọn về thời gian như là một lý do để bạn có
thể trở lại gặp gỡ và thống nhất một cuộc họp với tất cả những người có thẩm quyền.
4.
Hãy thực hiện lại toàn bộ cuộc giới thiệu về sản phẩm của bạn.
Bạn chỉ phải làm điều này nếu
như bạn thực sự muốn bán hàng. Còn không cứ để việc đó cho người khách hàng của bạn, anh ta nghĩ
rằng anh ta có thể làm được việc đó và sẽ cố hết sức để thuyết phục bạn.
Cách tốt nhất để có thể thành công trong mọi lần giao dịch là
bạn phải kiểm soát được tình huống đang diễn ra.
Nếu bạn phạm phải lỗi: Để cho khách hàng tiềm năng của mình trở thành người đại diện bán
hàng của bạn (thay thế bạn để liên hệ với đối tác),
bạn sẽ thua. Luôn luôn như vậy.
Một cách khác
… Hãy hỏi khách hàng của bạn liệu có chắc rằng phía đối tác (vợ, ông chủ) sẽ
đồng ý mua hàng. Nếu khách hàng trả lời: “Có, tôi chắc chắn”. Bạn nói tiếp: “Tốt quá! Vậy sao ông
không đồng ý vụ bán hàng này luôn đi (ký hợp đồng), và rồi sẽ xin ý kiến của họ sau? Còn nếu ngày
mai ông gọi điện thoại cho tôi, và nói là họ không đồng ý thì tôi sẽ hủy hợp đồng ngay, như vậy được
chứ?
Bạn có thể tránh và ngăn ngừa loại phản đối này nếu bạn:
Đánh giá kỹ lưỡng năng lực của khách hàng!