11
có màu xanh nhạt, phớt tím màu huyết dụ rõ nhất là ở mép và chót lá. Hoa hợp thành
bông dài. Quả nhỏ, có 3 cạnh, hai đầu nhọn. Có thể thu hoạch quanh năm.
2. Cách trồng
* Thời vụ: Mùa vụ trồng rau răm tốt nhất là đầu hoặc cuối mùa mưa. Cây thích
hợp ở những vùng đất thấp, có thể sống trên vùng đất ngập nước. Tuy nhiên, không
được ngập ngọn cây lâu ngày. Rau răm được trồng bằng giâm cành.
* Chuẩn bị đất:
Chọn khu đất thấp, ẩm. Cày
bừa kỹ, dọn sạch tàn dư thực vật.
Lên liếp rộng 1,2 – 1,5m, dài tùy
theo khu đất trồng. Giống trồng
được chọn từ những cành khỏe
không sâu bệnh. Cắt từng đoạn
cành dài 12 -15cm, có khoảng 5 – 6
mắt. Cành giống sau khi cắt có thể
đem trồng liền hoặc đặt vào nơi
râm mát, phần gốc đặt sát mặt đất,
rồi tưới nước đều để rễ phụ đâm ra
sau đó đem trồng cây sẽ mau hồi
phục. Ngoài ra, có thể giâm rau
răm giống vào đất bùn ẩm sau đó
đem trồng. Khi trồng, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành.
* Khoảng cách trồng: cành cách cành 10cm, hàng cách hàng 15cm. Sau trồng
tưới nước đủ ẩm.
* Bón phân: 7 đến 10 ngày sau trồng, cây ra rễ, lá non ở nách, ngọn bắt đầu nhú
ra thì bắt đầu bón thúc định kỳ và sau mỗi lần thu hoạch cho cây. Có thể bón phân
bằng phương pháp tưới Ure với nồng độ loãng (khoảng 1%).
* Chăm sóc: Tưới nước đầy đủ cho cây, làm sạch cỏ dại
* Phòng trừ sâu bệnh:
Các đối tượng thường xuất hiện trên ruộng rau rau răm:
Sâu khoang, rệp sáp giả, bọ trĩ, bệnh thối gốc. Thường xuyên theo dõi đồng ruộng
phòng trị kịp thời. Có thể dùng tay bắt giết; làm đất kỹ, nhất là chỗ có ổ bệnh vụ
trước, nhổ bỏ, tiêu huỷ các cây bị bệnh nặng. Ngoài ra, tuỳ theo đối tượng sâu bệnh,
có thể phòng trị bằng một số loại thuốc bảo vệ thực vật.
* Thu hoạch: Ruộng rau phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, là
có thể thu hoạch được. Có 2 cách: Cắt tỉa các cành dài hoặc cắt luân phiên từng khu.
Thu hoạch chừa phần gốc 3 - 5cm.
7.7. Tía tô (Perilla frutescens (L) Breint)
1. Đặc tính thực vật