CÂN BẰNG MONG MANH - Trang 189

Anh gật đầu, cảm thấy ấm lòng vì sự quan tâm của vợ.

“Hai đứa chỉ hơi nhớ nhà thôi.”

“Có lẽ từ mai vợ chồng mình nên để hai đứa ngủ trên gác.”

Lời đề nghị của chị khiến anh cảm động lắm, đôi mắt anh

tràn ngập yêu thương. “Hai đứa là những cậu bé rất dũng cảm.
Chúng sẽ học được cách ngủ một mình, có thế chúng mới rắn
rỏi lên được,” anh nói.

Chẳng mấy chốc, cả làng Dukhi đã biết chuyện hai thằng con

anh được học một nghề không phải nghề da. Hồi xưa, hình phạt
dành cho tội vượt ra ngoài đẳng cấp của mình là tử hình. Dukhi
được tha mạng, nhưng cuộc sống của anh từ đó càng muôn
phần nhọc nhằn. Anh không còn được phép lấy xác súc vật nữa,
và phải lặn lội tới những nơi rất xa xôi để tìm việc. Thỉnh
thoảng anh cũng được các bạn bè người Chamaar cho giấu ít da;
nếu bị phát hiện, họ sẽ gặp lôi thôi to. Những món đồ anh chế
được từ các mảnh da lậu này phải được mang bán ở những
vùng xa, nơi không một ai biết chuyện về bố con anh.

“Sao mình lại đi chuốc khổ vào thân như thế,” gần như ngày

nào Roopa cũng rên rỉ. “Công việc không, cơm gạo không, con
cái cũng không. Tôi đã làm gì nên tội, để bị giời đày như thế
này? Đời tôi đã vĩnh viễn biến thành đêm đen mất rồi.”

Nhưng suy nghĩ của chị sáng sủa dần khi ngày bọn trẻ về

thăm nhà đến gần. Chị mơ mộng và tính toán, nỗi đau trong
tim dần nguôi ngoai, thay vào đó là ước muốn kiếm được món
gì đó ngon lành thết con. Và nếu thứ đó nằm ngoài khả năng
của anh chị, chị quyết tâm phải kiếm nó về theo cách không tốn
một đồng xu cắc bạc nào, trong bóng đêm.

Lần đầu tiên kể từ khi bọn trẻ ra đời, Dukhi chịu nhận mình

có biết những chuyến đi đêm của vợ. Sau nửa đêm, nghe tiếng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.