vọng xoa dịu những khổ đau của ông và bên kia là mong ước
kiếm được một nguồn thu nhập dễ chịu.
“Thật đáng thất vọng,” bạn bè và người thân lắc đầu, đổi
giọng. “Chúng ta đã đặt bao nhiêu hi vọng vào anh ta. Ấy thế mà
anh ta cứ làm việc quần quật như một gã thầy ký, như một
thằng loạn óc, chẳng thèm biết đến hưởng thụ cuộc sống là cái
gì. Rõ khổ nhà chị Shro . Nghỉ mát không, tiệc tùng không, rồi
đến mãn đời cũng chả biết tí mùi vui thú nào mất.”
Bước sang tuổi năm mươi mốt, khi đa số các bác sĩ đa khoa đã
bắt đầu tính đến những phương kế như giảm phân nửa thời
gian làm việc, thuê một bác sĩ giúp việc với giá rẻ mạt, hoặc
thậm chí bán cả phòng khám đi để nghỉ hưu sớm, thì bác sĩ
Shro lại chẳng có nổi một tài khoản ngân hàng lẫn lòng dạ để
cho phép mình nuông chiều bản thân như thế. Thay vào đó,
ông xung phong dẫn đầu một chiến dịch đưa sinh viên y khoa
đến các vùng sâu vùng xa. Ở đó, nơi thương hàn và dịch tả,
chưa hề bị thách thức bởi khoa học và công nghệ, vẫn đều đặn
gặt hái nạn nhân qua từng năm, bác sĩ Shro sẽ gắng hết sức để
ghìm giữ lưỡi hái tử thần hay chí ít cũng khiến nó cùn mòn đi
chút ít.
Còn bà Shro lại tiến hành một chiến dịch khác hẳn: thuyết
phục ông chồng khỏi dấn thân vào chỗ mà bà cho là nanh vuốt
của cái chết không đường thoát. Bà quyết huấn luyện Dina nói
năng làm sao để lay chuyển được ông bố. Nói gì thì nói, Dina,
lúc ấy mười hai tuổi, cũng là cục cưng của ông. Bà Shro biết
chắc thằng con trai Nusswan sẽ chẳng giúp gì được trong vụ
này. Lôi nó vào chỉ tổ phá hỏng bất cứ cơ hội khả dĩ nào hòng
thay đổi quyết định của chồng bà.
Bước ngoặt trong quan hệ cha con đến từ bảy năm trước, vào
đúng sinh nhật thứ mười sáu của Nusswan. Các cô dì chú bác