CÂN BẰNG MONG MANH - Trang 802

với các hành khách trên tàu, bị đóng khung trong những ô cửa
sổ như một triển lãm chân dung di động. Vừa chạy bộ dọc các
toa tàu, bà ta vừa tì cái rổ lên hông; nó nảy lên nảy xuống như
một đứa trẻ con. Người bảo vệ tuýt một hồi còi cảnh báo, làm
một con chó lai lông màu kem đang gà gật gần đường tàu tránh
giật bắn mình. Nó gãi soàn soạt phía sau tai, mặt nhăn tít lại
như người đang cạo râu.

“Ông trẻ ơi, ông đúng là thiên tài,” Om nói. “Chúng cháu có

báo ngày về đâu, thế mà ông vẫn bắt đúng chuyến tàu. Sao ông
biết hôm nay chúng cháu sẽ đến nơi?”

“Ta có biết đâu,” ông cười. “Nhưng ta biết là trong tuần này.

Mà ngày nào tàu chả về bến cùng một giờ.”

“Hóa ra ngày nào ông cũng ra đây chờ ạ? Còn cửa hàng thì

sao?”

“Cũng chả đông khách lắm.” Ông vươn tay ra đòi xách đỡ

hành lý. Bàn tay ông run rẩy, chằng chịt những đường gân nổi
rõ mồn một. Còi lại rú, và đoàn tàu rùng rùng chạy tới. Đám
người bán hàng rong biến mất. Như một ngôi nhà bị bỏ hoang,
ga tàu rơi từ trạng thái ngái ngủ sang hiu quạnh.

Nhưng trống vắng chỉ là tạm thời. Dần dà, khoảng hơn chục

hình người hiện ra từ những góc tối của các nhà kho và vựa
chứa hàng. Quấn mình trong những thứ giẻ rách, bị cái đói
xoắn riết, họ hạ thân thể lỏng khỏng của mình từ rìa sân ga
xuống đường ray và đồng loạt đi men đường tàu, lần mò từng
thanh tà vẹt, sục sạo những món tạp nhạp bị bỏ lại từ các
chuyến tàu, thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt nhạnh rác rưởi của
khách đi tàu. Khi hai bàn tay cùng vồ lấy một phần thưởng, ẩu
đả lại nổ ra. Lớp gỗ và sỏi ở những nơi chất bài tiết đã hạ cánh
ướt nhoét, khai khắm, đầy ruồi vo ve xung quanh. Đoàn quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.