của đạo thở lửa sẽ tiến hành những nghi lễ cầu nguyện đặc biệt,
ăn các món theo truyền thống và chúc mừng nhau.
Ngày sinh nhật của nhà tiên tri Zoroaster, hay còn gọi là
Zarathustra, người sáng lập nên đạo thờ lửa. Các tín đồ của đạo
thờ lửa trên khắp thế giới tổ chức rất nhiều lễ lạt linh đình để
mừng ngày này. Họ dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa; cho trẻ em
mặc quần áo mới và bôi son đỏ lên trán; bày những bữa tiệc
thịnh soạn và tất nhiên không thể thiếu những buổi cầu
nguyện đặc biệt.
Nguyên gốc là cobbler, tức thợ chữa giày dép. Song để phù
hợp với nghề nghiệp của người Chamaar, bao gồm cả thuộc da
lẫn gia công các sản phẩm từ da động vật, người dịch để là thợ
da.
Người Chamaar là nhóm người thuộc đẳng cấp tiện dân,
tầng lớp thấp nhất theo cách phân chia của chế độ đẳng cấp
Varna ở Ấn Độ. Theo chế độ đẳng cấp Varna, xã hội chia thành 4
đẳng cấp, từ cao đến thấp lần lượt là: 1. Bà la môn, gồm các tăng
lữ; 2. Kshatriya, gồm các quý tộc và võ sĩ; 3. Vaishya, gồm
những người bình dân Arya, có nhiệm vụ sản xuất của cải vật
chất phục vụ đẳng cấp trên; 4. Shudra, gồm những người bần cố
nông, không có tài sản gì, phải làm thuê để sống. Còn đẳng cấp
tiện dân là đẳng cấp “ngoại hạng”, không được coi là con người.
Những người tiện dân bị xã hội khinh rẻ, tuyệt đối không được
động chạm (dù chỉ bằng bóng của mình) vào bốn đẳng cấp trên.
Họ chỉ được làm các công việc bị coi là bẩn thỉu ô uế như thuộc
da, dọn phân…
Mochi có nghĩa là thợ chữa dép.
Nguyên gốc Pandit: từ này để chỉ các học giả hoặc thầy
giáo, nhất là những người giỏi tiếng Sanskit, thông làu cả bốn