CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 134

Những người ở xung quanh nhà lãnh đạo có thể nhanh chóng nói

ngay: “Chúng tôi đã thử rồi, nhưng không hiệu quả.” Đây không
được coi là sự từ chối ý tưởng mà thường là một phản xạ. Ngay cả khi
họ đã làm thử một việc gì đó, thì biết đâu thời gian đã thay đổi hoặc
đã có một cách khác để làm cho việc đó thành công. Quá nhanh nhảu
nói “Nó sẽ không hiệu quả đâu” khiến họ ngừng khám phá ý tưởng
và không hỗ trợ cho cải tiến liên tục nữa.

“Phản xạ bánh chè” của nhà lãnh đạo đối với các ý tưởng có thể

chỉ là một thói quen xấu, và một người thừa hành có thể chờ đợi cho
đến khi nhà lãnh đạo từ bỏ được thói quen xấu đó. Giống như bất
kỳ thói quen nào, cần có thời gian để làm cho nó lung lay. Nếu
chúng ta biết một nhà lãnh đạo dễ từ chối theo kiểu phản xạ bánh
chè thì chúng ta có thể thử một chiến thuật “phản ứng có độ trễ”:

• Trình bày tóm tắt các quan sát và khuyến nghị của chúng ta

với nhà lãnh đạo.

• Nhanh chóng, mà không để vướng vào một cuộc đối thoại mở

rộng, đề nghị nhà lãnh đạo “suy nghĩ về nó” sao cho vấn đề có
thể được tiếp tục thảo luận tại một thời điểm sau đó.

• Ngay cả khi cơ chế từ chối tự động của nhà lãnh đạo bắt đầu,

hãy cứ yêu cầu nhà lãnh đạo “vẫn nghĩ về nó”.

• Không yêu cầu và cũng không chấp nhận một phản ứng hoặc

quyết định ngay lập tức.

Đừng nên ngạc nhiên nếu sau khi dành thời gian suy nghĩ, nhà

lãnh đạo đặt lại vấn đề và thể hiện sự cởi mở với những ý tưởng của
chúng ta. Bằng cách để vị ấy một mình, chúng ta đã cho phép cho
một cuộc đối thoại nội tâm diễn ra, giúp thay đổi cái khuôn mẫu
“thắng-thua” mà ban đầu vị ấy dựa vào đó để xem xét các đề nghị
hoặc gợi ý của chúng ta. Nghiền ngẫm đã thế chỗ phản xạ. Và nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.