CAN ĐẢM CÃI SẾP - Trang 135

nhà lãnh đạo không nêu lại vấn đề, chúng ta có thể chủ động làm
việc đó, thường sẽ là thành công.

Những người tự thấy mình có thói quen từ chối các ý tưởng hoặc

thông tin phản hồi quá nhanh cũng có thể sử dụng công cụ này. Thay
vì phản đối, chúng ta có thể nói: “Hãy để tôi suy nghĩ về điều đó.”
Nếu thực sự nghĩ về nó, chúng ta thường sẽ thấy một điều gì đó
trong ý tưởng mà chúng ta có thể sử dụng.

KHẮC PHỤC TÂM LÝ NHÓM

Không phải chỉ các nhà lãnh đạo cần được thách thức; đôi khi

người thừa hành cũng phải thách thức suy nghĩ của cả nhóm. Một số
nhóm có biểu hiện bè phái cũng cần được giúp đỡ để tập trung vào
mục đích chung. Ở các nhóm gắn kết, các thành viên tích cực hỗ trợ
lẫn nhau, tạo cho nhóm thêm sức mạnh. Tuy nhiên, cố kết có thể
trở thành một điểm yếu nếu sự hỗ trợ chặt chẽ này phát triển thành
nhu cầu đồng tâm nhất trí gần như bằng mọi giá. Giá trị đặt
trên sự tán đồng sẽ lấn át mục đích trung tâm của nhóm và trở
thành chương trình hành động chính yếu của nó, cho dù không được
tuyên bố. Trong những điều kiện tốt nhất, những ý tưởng mâu
thuẫn với các chính sách và hành động của nhóm thường được đưa ra
một cách yếu ớt và phải rút lui nhanh chóng nếu bị phản đối. Hiện
tượng này được gọi là “tâm lý nhóm”.

Một triệu chứng của tâm lý nhóm thống trị là nhóm tự cho mình

là không thể sai lầm và rất ưu trội: “Những gì chúng ta làm đều
tuyệt vời. Những gì các nhóm khác làm đều là kém cỏi.” Tâm lý
nhóm lọc bỏ những dữ liệu và quan điểm không ủng hộ hình ảnh đó.
Nó thải loại những người thể hiện nhận thức bất đồng. Nhóm trở
nên ám ảnh với sự thông minh và tầm quan trọng của mình, bởi sức
mạnh và hình ảnh của mình. Nó nuôi lớn cái ảo tưởng rằng, chẳng có
nguy hiểm nào có thể làm cho nhóm bị tổn hại. Trong lịch sử chính trị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.