“Đáng tiếc là điều này đã xảy ra” thay vì “Tôi xin lỗi vì đã làm
điều đó.”
“Chính sách của chúng ta vẫn luôn luôn...”, thay vì “Tôi ủng hộ
chính sách này.”
“Ngân sách không cho phép…” thay vì “Chúng tôi cắt bỏ đề nghị
của anh.”
“Nhiều thường dân đã thiệt mạng trong vụ đánh bom” thay vì “Vụ
đánh bom của chúng ta đã giết hại nhiều thường dân.”
Chúng ta không cần phải tấn công thô bạo nhà lãnh đạo vì cách
họ sử dụng ngôn từ. Chúng ta có thể lặng lẽ chỉ ra những gì mà chúng
ta vừa nghe và cảm giác khó chịu của chúng ta với nó. Lối ăn nói
thường ăn rất sâu đến nỗi nhà lãnh đạo có thể không nhận biết
mình đã sử dụng từ ngữ như thế nào. Chúng ta đang tạo ra cho nhà
lãnh đạo một cơ hội để nhận thức được rằng ngôn ngữ ảnh hưởng
đến suy nghĩ của vị ấy, che đậy những cảm xúc hoặc tô vẽ cho
những thông điệp mà vị ấy truyền tải như thế nào.
Bằng cách thách thức các nhà lãnh đạo và các nhóm chịu trách
nhiệm về hành động của họ và những từ ngữ mà họ sử dụng để biện
hộ cho những hành động đó, một người thừa hành can đảm đang
giương lên một tấm gương đòi hỏi sự tự vấn.
SỰ KIÊU CĂNG
Có một số thái độ và hành vi khác nhau, cụ thể là của cá nhân các
nhà lãnh đạo, cần phải được thách thức, nếu có. Thái độ kiêu ngạo
chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách này. Lãnh đạo kiêu ngạo là
thuốc độc làm hại tổ chức. Trông nó có vẻ như mạnh mẽ, nhưng thực
ra là một điểm yếu khiến tổ chức suy nhược. Nếu bạn đã từng làm
việc với một nhà lãnh đạo kiêu ngạo, thì bạn biết mức độ khoan dung