• Bằng cách giảm bớt các ý kiến chê bai, toàn bộ bầu không khí
xung quanh nhà lãnh đạo có thể thay đổi. Các đám cháy của sự kiêu
căng sẽ không còn liên tục bốc lên.
Mỗi khi đạt được một thỏa thuận, chúng ta có thể thách thức để
nhà lãnh đạo trân trọng nó bằng cách bày tỏ sự khó chịu của mình
với sự gièm pha khi nó xuất hiện:
“Cô__ không có ở đây để làm rõ hành động của mình, vậy tại sao
chúng ta không hoãn việc thảo luận về việc đó lại?”
“Không thể thu xếp được việc đó nếu nó không được xem xét kỹ
hơn. Hãy để tôi điều tra đã, và tôi sẽ báo cáo lại.”
“Tôi thấy không thoải mái khi công kích những ý định của họ.
Xin hãy tập trung vào những gì chúng ta cần từ họ.”
“Chúng ta đã đồng ý là không nói đi nói lại về thiếu sót của mọi
người trong nhóm nữa. Trách nhiệm của chúng ta với tư cách là quản
lý cấp cao đối với vấn đề hiệu suất làm việc là gì?”
Đây là một ví dụ mà trong đó, bằng cách thay đổi hành vi, đôi khi
chúng ta có thể thay đổi những thái độ cơ bản. Nếu thực sự quan tâm
đến mục đích chung, thì điều đó thật đáng để nỗ lực thực hiện.
LÃNH ĐẠO HAY LA LỐI
Một hành vi khác cần phải được thách thức là tính hay la lối om
sòm của nhà lãnh đạo. Cơn giận dữ bùng nổ thật đáng sợ và làm tan
vỡ các mối quan hệ. Công việc được hoàn thành, nhưng phải trả giá
rất đắt. Đức tính tốt của các nhà lãnh đạo hay la lối là niềm đam
mê của họ đối với sự nghiệp, và mong muốn của họ là xốc mọi
người đứng lên để họ phục vụ sự nghiệp đó một cách hăng hái. Những
người thừa hành hiểu rõ điều này. Đó là một phần lý do tại sao họ