vòng vài phút nữa. Và hãy thứ lỗi cho chúng tôi trong khi chúng tôi
nói chuyện với nhau ở phòng bên cạnh nhé.”
• Hãy đề nghị được nói chuyện riêng với nhà lãnh đạo, ngay lúc
đó và tại đó. Khi nói chuyện riêng, hãy nói thẳng với nhà lãnh đạo về
hành vi này: “Rõ ràng là ông có lý do để tức giận. Nhưng đối phó với
nó theo cách này sẽ làm ông và tổ chức bị tổn thương.”
Can thiệp theo cách này sẽ chen vào giữa thói quen đầy tác hại và
cho phép các nhà lãnh đạo hiểu rõ một thực tế là, hành vi này không
thể chấp nhận được trong con mắt của các bên thứ ba. Trong một
số trường hợp, thách thức hành vi này sẽ có tác dụng làm dịu lại, và
nhà lãnh đạo có thể ngừng biểu hiện hành vi này một cách thường
xuyên. Trong những trường hợp khác, nhà lãnh đạo có thể cần được
giúp đỡ thêm để phục hồi lại khả năng kiểm soát và thay đổi những
phản ứng thái quá này, chúng ta sẽ xem xét một ví dụ trong chương
kế tiếp.
Gần như tất cả mọi người đều đã làm việc với một nhà lãnh đạo
hay la lối. Hiện vẫn còn rất nhiều nhà lãnh đạo lay la lối, nhưng
cũng như việc hút thuốc, bây giờ nó đang ngày càng ít được chấp
nhận hơn. Ít có nơi làm việc nào khoan dung với nó, và những nơi
chấp nhận nó thì sẽ mất đi khả năng tiếp cận với những nhân viên
mới tài năng, những người mà khi nghe đồn về những điều như
vậy, họ sẽ bỏ qua “cơ hội” làm việc tại đó.
CÁC VẤN ĐỀ CÁ NHÂN
Chúng ta có thể phải trải nghiệm cảm giác khó chịu gay gắt nếu
thách thức các nhà lãnh đạo khi họ có những hành vi phá hoại trong
đời sống cá nhân. Trách nhiệm của chúng ta là thách thức hành vi
của nhà lãnh đạo nếu nó đe dọa và làm xói mòn lòng tin cũng như
mục đích chung.