vi của họ. Các nhà lãnh đạo nên thừa nhận hành vi và ảnh hưởng của
nó, và giải thích họ đang cố gắng làm gì với điều đó. Lúc đầu có
thể có sự hoài nghi đối với lòng chân thành của họ, nhưng nếu họ
đích thực đang đấu tranh để thay đổi, thì lòng chân thành này sẽ
sớm được thấu hiểu. Điều này sẽ tạo ra thêm nhiều hỗ trợ.
Bằng cách huy động cộng đồng tham gia vào nỗ lực chuyển đổi,
các nhà lãnh đạo tạo ra thêm cam kết nội bộ của họ đối với việc thực
hiện và duy trì các hành vi mới. Các nhà lãnh đạo không chỉ không
muốn thất bại sau khi công bố ý định của mình, họ cũng không
muốn để cho những người đang hỗ trợ họ thất bại.
Các cá nhân và các nhóm chịu ảnh hưởng bởi hành vi của một nhà
lãnh đạo phải cởi mở với triển vọng của nhà lãnh đạo đang thực hiện
thay đổi. Thường sẽ có sự từ chối không bỏ qua những sai lầm trong
quá khứ của nhà lãnh đạo. “Tôi không tin tưởng bà ấy vì...” Những
người thừa hành can đảm đối diện cả với nhóm và với cả nhà lãnh
đạo. Các thành viên trong nhóm cần phải sẵn sàng nắm bắt một
cơ hội khác, khơi dậy tinh thần cởi mở thận trọng, không nhẫn tâm
bác bỏ nỗ lực chuyển đổi trước khi nó bắt đầu hay tiên đoán về
thất bại của nó.
LÀM GƯƠNG THAY ĐỔI CHO NHÀ LÃNH
ĐẠO
Khi một nhà lãnh đạo tham gia vào quá trình chuyển đổi, cách làm
việc cũ trở nên thiếu tính hỗ trợ và bắt đầu rạn nứt. Nhà lãnh đạo
bắt đầu tìm kiếm các cách thức làm việc mới. Lúc này, các hình
mẫu sẽ trở nên quan trọng.
Đôi khi, những người thừa hành có thể tạo ra những hình mẫu này.
Người thừa hành có thể không phải là một tấm gương mẫu mực cho
nhà lãnh đạo, nhưng mỗi người chúng ta đều có điểm mạnh của