• Hãy chờ đợi được thấy sự cân bằng hơn giữa các điểm mạnh và
điểm yếu, chứ không phải là sự chuyển đổi tính cách hoàn toàn.
• Hãy tìm một dịch chuyển về tầm quan trọng giữa các giá trị
cạnh tranh lẫn nhau – có thể là quan tâm hơn đến yếu tố con
người và quá trình, ít quan tâm hơn đến kết quả bất chấp cái giá
mà con người phải trả.
• Hãy mong đợi sự nhận thức cao hơn về một số hành động
nhất định cũng như những tác động do các hành động đó gây ra, chứ
không phải đình chỉ ngay những hành động đó.
• Hãy nhận thức rằng, khi các cá nhân bắt đầu ý thức được làm
một việc gì đó là “sai trái”, thì đó là điềm báo trước rằng họ đã có
thể tự kiểm tra bản thân và làm việc đó khác đi.
• Đừng ngạc nhiên trước hành động thoái lui khi chịu áp lực; coi
nó như là một phần tự nhiên của chu trình học tập và là một cơ hội
để phát triển hơn nữa.
Chúng ta có thể nhận thức rõ ràng nỗi thất vọng hay sự giận dữ
của mình khi thấy hành vi cũ vẫn còn tồn tại ở nơi làm việc, nhưng
đừng để cho những cảm xúc đó làm hỏng sự hỗ trợ của chúng ta đối
với quá trình này. Người thừa hành can đảm tham gia chuyển đổi
trong một bối cảnh rộng lớn hơn, sứ mệnh của nhóm, và không quá
chú trọng vào thất bại trong việc thay đổi từng chi tiết, hành động.
Chúng ta đang hướng tới sự cân bằng tốt hơn cũng như khả năng
đạt được mục đích của tổ chức. Đây là những kỳ vọng thực tế và quan
trọng.
KIÊN TRÌ
Trong chuyển đổi, cũng như trong hầu hết hoạt động của con
người, kiên trì thường là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.